Ở đất khoa bảng Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) có chợ Quăng - một khu chợ cổ, tuổi đời lên đến mấy trăm năm. Dân trong vùng lấy câu 'phi thương bất phú' làm sinh kế. Từ mớ rau, con cá đến những mặt hàng giá trị lớn hơn đều được người dân đem đến chợ để mua bán. Lãi lời thu về, dồn hết cho sự học.
Đã có khá nhiều bàn luận, khảo cứu về hương ước nhưng có một điểm tương đối thống nhất rằng, đây là một bộ phận quan trọng của văn hóa làng.
Chỉ là một Hương cống nhưng Hà Duy Phiên giỏi tài điều hành nên được triều Nguyễn trọng dụng, tin tưởng giao các chức vụ quan trọng hàng đầu.
Khu du lịch Hải Tiến thuộc địa phận huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa là điểm du lịch sinh thái biển. Hệ sinh thái du lịch của Hải Tiến rất đa dạng, ấn tượng nhất khi đến Hải Tiến là rặng dừa mọc dọc bãi biển dài cả chục km rất thơ mộng...
Nhắc đến Hoằng Hóa, chúng ta không thể không nhắc đến vị Danh nhân văn hóa Nguyễn Quỳnh. Ông là người học vấn kinh luân, tài năng ứng biến, do đó, người đương thời tôn ông là Quốc sư, dân phong ông là Trạng Nguyên.
Xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa) có nhiều điểm di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng. Trong đó, ngôi chùa Thiên nhiên tự (thường gọi chùa Nhờn) là nơi sinh hoạt tâm linh mang nhiều nét đặc trưng, tiêu biểu.
Xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa hiện có 3 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và 7 di tích cấp tỉnh. Ngoài ra, tại đây còn có nhiều giếng cổ và nhà cổ.
Xã Hoằng Lộc từ lâu đã được biết đến là vùng đất học của xứ Thanh gắn liền với nét đẹp, giá trị lịch sử - văn hóa của Bảng môn đình và những con người tài năng, đức độ, được người đời ngưỡng mộ như: Thượng thư Bùi Khắc Nhất, Thám hoa Nguyễn Sư Lộ… Trong những con người, những cái tên được lịch sử dân tộc, sử làng lưu danh ấy có cụ Cống Quỳnh - Nguyễn Quỳnh. Cụ Cống Quỳnh được cho là nguyên mẫu của Trạng Quỳnh nổi tiếng với nhiều giai thoại dân gian.
Quỹ nhà văn Lê Lựu vừa công bố kết quả cuộc thi viết truyện ngắn và ký về đề tài nông nghiệp, nông thôn Việt Nam lần thứ 3 năm 2018- 2020.
Từ xa xưa, trong dân gian đã lưu truyền những câu chuyện hài hước, hóm hỉnh, đôi khi có phần ngông nghênh với vua, quan dưới chế độ phong kiến đương thời của nhân vật Trạng Quỳnh. Cứ ngỡ đó chỉ là nhân vật được nhân dân hư cấu, nhưng chuyến tham quan Khu du tích danh nhân văn hóa Nguyễn Quỳnh (Trạng Quỳnh) đã giải đáp những ngỡ ngàng trong tôi. Từ ngôi đền nhỏ của dòng họ, đền Trạng Quỳnh trở thành di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia, là địa chỉ văn hóa, tâm linh được nhân dân khắp nơi đến tham quan, tìm hiểu, ngưỡng vọng bậc danh nhân tài năng xứ Thanh.
Vùng đất cổ Hoằng Hóa dưới góc nhìn văn hóa dân gian, là một 'sân khấu' trình diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống. Tất cả đang được nuôi dưỡng và trao truyền trong các làng xã, qua hệ thống lễ hội, với nhiều trò chơi, trò diễn độc đáo và đậm đà bản sắc.
Kế thừa và phát huy truyền thống anh hùng của quê hương; với lòng yêu nước nồng nàn, chí khí quật cường, không cam chịu thân phận nô lệ, ngay từ những thập niên đầu thế kỷ XX, những người con ưu tú của xứ Thanh đã sớm giác ngộ, hăng hái tham gia vào phong trào cách mạng. Trong nhiều tên tuổi đã được lịch sử dân tộc và tỉnh nhà ghi nhận không thể không nhắc đến tấm gương sáng ngời của người chiến sĩ cộng sản yêu nước Lê Mạnh Trinh.
Với chàng diễn viên trẻ Anh Tú, tuyến đường Cống Quỳnh chất chứa nhiều kỷ niệm thời sinh viên, là nơi dẫn cậu đến với sân khấu Thế giới Trẻ, trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TPHCM trong suốt 7 năm qua.