Theo bản Ngọc phả Hùng Vương được soạn năm 980 dưới triều vua Lê Đại Hành, không phải 18 đời vua Hùng mà là 18 nhánh/ngành với tổng cộng 180 đời vua. Tân đính Lĩnh Nam chích quái thời Hậu Lê cũng viết là 18 ngành vua Hùng. Từ đó đến nay, các nhà sử học vẫn nghiêng về kết luận, con số 18 chỉ 18 nhánh/ngành vua Hùng. Mỗi ngành gồm nhiều đời vua mang chung vương hiệu.
Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương.
Thuở bấy giờ, người dân khi đi đánh bắt thường bị nhiều loài cá dữ sát hại. Vua Hùng dạy dân cách xăm mình những con cá dữ như cá sấu để chúng tưởng là đồng loại mà không sát hại. Từ đó tộc Việt bắt đầu có tục xăm mình. Tục này kéo dài đến vua Trần Anh Tông (năm 1293 – 1314) mới bắt đầu thoái trào.
Truyền thuyết Kinh Dương Vương, An Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ; các anh hùng ca: Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh; những câu chuyện gọi là cổ tích như bánh chưng, bánh dày, sự tích dưa hấu...
Đây là một ngày được Tuần phủ Phú Thọ ông Lê Trung Ngọc, vào năm 1917, đã trình tấu lên Bộ Lễ, xin định lệ chọn làm ngày giỗ Tổ.
Người dân sống quanh khu vực Đền Hùng không mấy ai không biết "mưa rửa đền" dịp giỗ Tổ Hùng Vương. Thông thường ngày giỗ Tổ 10/3 âm lịch đều rơi vào tháng 4 dương lịch. Đối với miền Bắc, tháng 4 là tháng còn mưa nhiều, số ngày có mưa rào và dông trung bình tại Việt Trì lên đến 14 - 15 ngày (xác suất có mưa lên đến 50%). Như vậy, trong 6 ngày (3 ngày trước và 3 ngày sau lễ) kiểu gì cũng phải có 1 - 2 ngày có mưa.
Năm 2007, tại kỳ họp 11, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ Luật Lao động, trong đó quy định bổ sung thêm 1 ngày nghỉ (ngày Giỗ tổ Hùng Vương) là ngày nghỉ lễ, cho người lao động được hưởng nguyên lương. Kể từ đó chúng ta chính thức được nghỉ học, nghỉ làm vào 10/03 âm lịch hàng năm.
Cersei (Tổng hợp)