Cơ chế nào để phát triển bền vững nguồn điện khí?
Điện khí LNG được kỳ vọng là loại năng lượng giúp Việt Nam giảm phát thải carbon nhanh hơn. Song thực tế những năm qua, trong khi điện mặt trời và điện gió phát triển nóng, điện khí lại không thêm được nguồn mới nào. Do vậy cần có các giải pháp và cơ chế đặc thù phù hợp hơn để thu hút đầu tư và phát triển thị trường điện này.
Trên thế giới, việc các dự án LNG được phép bao tiêu sản lượng điện đã trở thành thông lệ. Cũng theo thông lệ quốc tế, việc mua LNG là phải mua dài hạn mới có nguồn cấp ổn định và giá cạnh tranh. Nếu chọn mua bán theo hình thức giao ngay theo chuyến, người mua có thể linh hoạt trong xác nhận thời điểm và khối lượng nhận, nhưng không ổn định, phụ thuộc lớn vào thị trường thế giới và biến động giá rất lớn. Nhưng để có được hợp đồng mua LNG dài hạn thì cần phải có phải hợp đồng bao tiêu điện dài hạn.
Vì vậy, tại Việt Nam, theo ý kiến của các doanh nghiệp, trong bối cảnh hiện nay, nếu không có bảo lãnh Chính phủ vừa không có bao tiêu điện, doanh nghiệp sản xuất điện khó có thể triển khai các dự án đúng tiến độ và hiệu quả được, đặc biệt với các doanh nghiệp trong lĩnh vực mới như LNG.
Vấn đề hợp đồng bao tiêu sản lượng điện có lẽ là vướng mắc lớn nhất của các doanh nghiệp kinh doanh điện, cần nhanh chóng được tháo gỡ, tạo cơ chế, mở đường cho khái niệm “sản xuất điện từ LNG”.
Đồng thời nhà nước cần có quy hoạch kho - cảng nhập khẩu LNG để tránh tình trạng xây dựng kho cảng manh mún theo từng dự án điện khí LNG làm giảm hiệu quả đầu tư.
Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!
Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/co-che-nao-de-phat-trien-ben-vung-nguon-dien-khi