Cô gái xin bác sĩ cắt một bên ngực vì lo ung thư vú tái phát

Để tránh bệnh tái phát, Thanh Trúc nhờ bác sĩ cắt nốt bên vú còn lại. Từ khi sức khỏe dần ổn định, cô quay lại công việc, tập thể hình 3 buổi/tuần và tích cực trải nghiệm điều mới.

 Tôi là Triệu Thị Thanh Trúc (sinh năm 1990), đã điều trị ung thư vú được 5 năm. Năm 28 tuổi. bác sĩ chẩn đoán tôi mắc thể ung thư vú tam dương (HER2) - một loại ung thư trong đó các thụ thể protein HER2 tăng sinh quá mức.

Tôi là Triệu Thị Thanh Trúc (sinh năm 1990), đã điều trị ung thư vú được 5 năm. Năm 28 tuổi. bác sĩ chẩn đoán tôi mắc thể ung thư vú tam dương (HER2) - một loại ung thư trong đó các thụ thể protein HER2 tăng sinh quá mức.

 Tôi đang theo dõi sức khỏe tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, tái khám định kỳ 6 tháng một lần. Tôi thường đi khám một mình vì tính cách tự lập từ nhỏ.

Tôi đang theo dõi sức khỏe tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, tái khám định kỳ 6 tháng một lần. Tôi thường đi khám một mình vì tính cách tự lập từ nhỏ.

 Đã quen với các xét nghiệm, đến lúc lấy máu, tôi vẫn run vì khó tìm ven tay sau thời gian dài truyền thuốc. Trong lần khám gần nhất, bác sĩ thông báo mọi kết quả đều ổn, tôi sẽ tiếp tục uống thuốc đủ 5 năm. Khi hỏi thêm về cách để che đi vết sẹo mũi kim lớn sau lần mổ thứ 2, bác sĩ gợi ý có thể tham khảo bên thẩm mỹ.

Đã quen với các xét nghiệm, đến lúc lấy máu, tôi vẫn run vì khó tìm ven tay sau thời gian dài truyền thuốc. Trong lần khám gần nhất, bác sĩ thông báo mọi kết quả đều ổn, tôi sẽ tiếp tục uống thuốc đủ 5 năm. Khi hỏi thêm về cách để che đi vết sẹo mũi kim lớn sau lần mổ thứ 2, bác sĩ gợi ý có thể tham khảo bên thẩm mỹ.

 Mỗi lần đi khám, tôi vẫn hồi hộp vì nỗi lo ung thư có thể quay lại. Dạng bệnh của tôi là thể tam dương nên khả năng tái phát cao.

Mỗi lần đi khám, tôi vẫn hồi hộp vì nỗi lo ung thư có thể quay lại. Dạng bệnh của tôi là thể tam dương nên khả năng tái phát cao.

 Tôi chưa từng nghĩ căn bệnh sẽ đến với một cô gái trẻ như mình. Nhưng vì là dược sĩ và từng làm việc cùng nhiều người mắc ung thư ở Anh, tôi cố gắng nghĩ đơn giản đi một chút: “Có bệnh thì chữa thôi”.

Tôi chưa từng nghĩ căn bệnh sẽ đến với một cô gái trẻ như mình. Nhưng vì là dược sĩ và từng làm việc cùng nhiều người mắc ung thư ở Anh, tôi cố gắng nghĩ đơn giản đi một chút: “Có bệnh thì chữa thôi”.

 Năm đầu tiên, tôi phải phẫu thuật đoạn nhũ nạo hạch (không tái tạo vú), sau đó hóa trị 6 chu kỳ và dùng thuốc sinh học Herceptin. Khi bị rụng tóc, tôi cạo trọc luôn để da đầu dễ chịu. Ra đường, tôi quấn khăn thay vì đội tóc giả. Nhiều người hỏi theo phong cách gì lạ vậy, tôi chỉ nhẹ nhàng trả lời mình bị ung thư.

Năm đầu tiên, tôi phải phẫu thuật đoạn nhũ nạo hạch (không tái tạo vú), sau đó hóa trị 6 chu kỳ và dùng thuốc sinh học Herceptin. Khi bị rụng tóc, tôi cạo trọc luôn để da đầu dễ chịu. Ra đường, tôi quấn khăn thay vì đội tóc giả. Nhiều người hỏi theo phong cách gì lạ vậy, tôi chỉ nhẹ nhàng trả lời mình bị ung thư.

 Đến lần hóa trị thứ 5 và 6, khó khăn thật sự mới đến vì cơ thể bắt đầu yếu đi do các triệu chứng tích dần theo thời gian điều trị. Khi đó, tôi tập viết nhật ký mỗi ngày: "Cố lên, sắp vào thuốc xong rồi”.

Đến lần hóa trị thứ 5 và 6, khó khăn thật sự mới đến vì cơ thể bắt đầu yếu đi do các triệu chứng tích dần theo thời gian điều trị. Khi đó, tôi tập viết nhật ký mỗi ngày: "Cố lên, sắp vào thuốc xong rồi”.

 Tháng 11/2018, tôi đoạn nhũ bên trái. Lần đầu phải nạo hạch, một bên tay của tôi rất yếu, không xách được vật nặng, làm gì cũng phải kỹ để tránh bị phù thân trên. Đến tháng 10/2021, lo ung thư có thể tái phát và ảnh hưởng đến cuộc sống, tôi chủ động xin bác sĩ cho cắt nốt bên còn lại.

Tháng 11/2018, tôi đoạn nhũ bên trái. Lần đầu phải nạo hạch, một bên tay của tôi rất yếu, không xách được vật nặng, làm gì cũng phải kỹ để tránh bị phù thân trên. Đến tháng 10/2021, lo ung thư có thể tái phát và ảnh hưởng đến cuộc sống, tôi chủ động xin bác sĩ cho cắt nốt bên còn lại.

 Ba tháng gần đây, tôi đăng ký một lớp weight training (phương pháp rèn luyện thể lực) 3 buổi/tuần ở phòng gym gần nhà. Tôi và HLV cá nhân phải tìm hiểu các tài liệu về phục hồi chức năng cho bệnh nhân có nạo hạch.

Ba tháng gần đây, tôi đăng ký một lớp weight training (phương pháp rèn luyện thể lực) 3 buổi/tuần ở phòng gym gần nhà. Tôi và HLV cá nhân phải tìm hiểu các tài liệu về phục hồi chức năng cho bệnh nhân có nạo hạch.

 Mỗi buổi kéo dài khoảng một tiếng, trong đó 30-40 phút tập kháng lực, thời gian còn lại thực hiện các bài liên quan đến tim mạch. Tháng đầu, do cơ thể chưa được linh hoạt, cầm tạ 1-2 kg là tay tôi run bần bật.

Mỗi buổi kéo dài khoảng một tiếng, trong đó 30-40 phút tập kháng lực, thời gian còn lại thực hiện các bài liên quan đến tim mạch. Tháng đầu, do cơ thể chưa được linh hoạt, cầm tạ 1-2 kg là tay tôi run bần bật.

 Giờ đây, tôi có thể nâng mức tạ đến 60 kg, thậm chí có ngày còn đạt 75 kg. Tôi thấy vui vì mình ngày càng khỏe hơn, dù mỗi bước tiến rất chậm rãi.

Giờ đây, tôi có thể nâng mức tạ đến 60 kg, thậm chí có ngày còn đạt 75 kg. Tôi thấy vui vì mình ngày càng khỏe hơn, dù mỗi bước tiến rất chậm rãi.

 Cuối buổi tập, huấn luyện viên đưa ra cho tôi một thử thách nhỏ: vừa chạy, vừa squat và nâng vật nặng về đích trong vòng 2 phút 30 giây. Nếu vượt qua, tôi sẽ được giảm 20 lần đập dây cho hôm sau. Một phần thưởng nhỏ nhưng thúc đẩy tôi cố gắng vượt qua sức chịu đựng của mình.

Cuối buổi tập, huấn luyện viên đưa ra cho tôi một thử thách nhỏ: vừa chạy, vừa squat và nâng vật nặng về đích trong vòng 2 phút 30 giây. Nếu vượt qua, tôi sẽ được giảm 20 lần đập dây cho hôm sau. Một phần thưởng nhỏ nhưng thúc đẩy tôi cố gắng vượt qua sức chịu đựng của mình.

 Hiện, tôi giảng dạy tại một trung tâm giáo dục. Trong 5 năm chữa trị, tôi vẫn đi làm đều đặn, ít khi xin nghỉ. Có sếp và đồng nghiệp hỗ trợ, tôi không gặp quá nhiều trở ngại trong công việc. Cảm giác vẫn đi làm, vẫn có mục tiêu giúp tôi cố gắng vượt qua những cơn đau vì bệnh tật. Tôi luôn cố gắng làm người có ích.

Hiện, tôi giảng dạy tại một trung tâm giáo dục. Trong 5 năm chữa trị, tôi vẫn đi làm đều đặn, ít khi xin nghỉ. Có sếp và đồng nghiệp hỗ trợ, tôi không gặp quá nhiều trở ngại trong công việc. Cảm giác vẫn đi làm, vẫn có mục tiêu giúp tôi cố gắng vượt qua những cơn đau vì bệnh tật. Tôi luôn cố gắng làm người có ích.

 Gần đây, tôi được mời catwalk áo lót tại một sự kiện của Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV). Lần đầu trình diễn trên sân khấu, tôi run lắm, sợ bị trượt té. Cả nhóm chỉ có một buổi tập duy nhất nhưng show diễn vẫn khá viên mãn.

Gần đây, tôi được mời catwalk áo lót tại một sự kiện của Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV). Lần đầu trình diễn trên sân khấu, tôi run lắm, sợ bị trượt té. Cả nhóm chỉ có một buổi tập duy nhất nhưng show diễn vẫn khá viên mãn.

 Cùng diễn với tôi là 8 bệnh nhân K khác. Có lẽ tôi là thành viên nhỏ tuổi nhất trong nhóm. Khi trò chuyện với các chị, tôi có thêm động lực để sống ý nghĩa và chữa bệnh.

Cùng diễn với tôi là 8 bệnh nhân K khác. Có lẽ tôi là thành viên nhỏ tuổi nhất trong nhóm. Khi trò chuyện với các chị, tôi có thêm động lực để sống ý nghĩa và chữa bệnh.

 Từ lúc phát hiện bệnh đến bây giờ, cách nhìn nhận của tôi về cuộc sống thay đổi khá nhiều. Khi còn trẻ, hầu như ai cũng lao vào guồng quay hối hả. Nhưng khi bị ung thư vú ở tuổi 28, tôi bắt đầu sống chậm lại hơn.

Từ lúc phát hiện bệnh đến bây giờ, cách nhìn nhận của tôi về cuộc sống thay đổi khá nhiều. Khi còn trẻ, hầu như ai cũng lao vào guồng quay hối hả. Nhưng khi bị ung thư vú ở tuổi 28, tôi bắt đầu sống chậm lại hơn.

 Tôi không tủi thân vì bệnh tật nhưng đôi khi vẫn tự ti khi tăng cân sau điều trị cộng với tác dụng phụ của thuốc. Nhưng tôi biết mình vẫn đang cố gắng mỗi ngày để khỏe mạnh hơn.

Tôi không tủi thân vì bệnh tật nhưng đôi khi vẫn tự ti khi tăng cân sau điều trị cộng với tác dụng phụ của thuốc. Nhưng tôi biết mình vẫn đang cố gắng mỗi ngày để khỏe mạnh hơn.

 Khi có thời gian rảnh, tôi học thêm tiếng Pháp, trải nghiệm những thứ mình thích, tham gia hoạt động gây quỹ cho các bệnh nhân ung thư vú. Tôi cũng thoải mái hơn khi chụp ảnh và nói chuyện trước đám đông, những điều mà trước đó không có can đảm làm.

Khi có thời gian rảnh, tôi học thêm tiếng Pháp, trải nghiệm những thứ mình thích, tham gia hoạt động gây quỹ cho các bệnh nhân ung thư vú. Tôi cũng thoải mái hơn khi chụp ảnh và nói chuyện trước đám đông, những điều mà trước đó không có can đảm làm.

 Tôi vẫn nhớ như in buổi sáng hóa trị cuối cùng hay thời điểm kết thúc một năm truyền thuốc sinh học. Đến hiện tại, tôi không còn phải đi bệnh viện hàng tuần, hàng tháng nữa. Hành trình đi qua thật không hề dễ dàng và đã trở thành kỳ tích với một bệnh nhân ung thư vú như tôi.

Tôi vẫn nhớ như in buổi sáng hóa trị cuối cùng hay thời điểm kết thúc một năm truyền thuốc sinh học. Đến hiện tại, tôi không còn phải đi bệnh viện hàng tuần, hàng tháng nữa. Hành trình đi qua thật không hề dễ dàng và đã trở thành kỳ tích với một bệnh nhân ung thư vú như tôi.

Phương Lâm - Phương Thảo

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/co-gai-xin-bac-si-cat-mot-ben-nguc-vi-lo-ung-thu-vu-tai-phat-post1438737.html