Cổ phiếu các hãng ô tô và Big Tech chao đảo sau khi ông Trump áp thuế mới với Trung Quốc, Canada, Mexico

Cổ phiếu các nhà sản xuất ô tô và tập đoàn công nghệ lớn chịu ảnh hưởng nặng nề trong đợt sụt giảm chung của thị trường chứng khoán hôm 2.2.

Điều này xảy ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt mức thuế mới với Mexico, Canada và Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Các nhà đầu tư đổ xô mua vào đồng USD và trái phiếu chính phủ Mỹ (những tài sản an toàn trong thời kỳ bất ổn) khi Mexico và Canada, hai đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, tuyên bố sẽ áp thuế trả đũa. Trong khi Trung Quốc cho biết sẽ khiếu nại mức thuế quan của ông Trump lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Trong nhóm các hãng ô tô, cổ phiếu của General Motors giảm 6,4%, Ford giảm 3,8% và Tesla giảm 2,9% ở phiên giao dịch trước giờ mở cửa hôm 3.2. Cổ phiếu niêm yết tại Mỹ của công ty thương mại điện tử PDD Holdings (Trung Quốc) giảm 4,5%, còn Alibaba giảm 1,9%.

Nhóm cổ phiếu Big Tech (hãng công nghệ lớn) cũng lao dốc, với Microsoft giảm 1,5%, Apple giảm 1,9% và Amazon giảm 2,3%.

Hợp đồng tương lai Russell giảm 2,2%, báo hiệu sự sụt giảm mạnh của các cổ phiếu tập trung vào thị trường nội địa Mỹ.

Hợp đồng tương lai Russell là một loại hợp đồng tương lai được giao dịch trên sàn giao dịch Chicago Mercantile Exchange (CME). Nó dựa trên Russell 2000, chỉ số thị trường chứng khoán theo dõi 2.000 công ty có vốn hóa nhỏ của Mỹ.

Đặc điểm của hợp đồng tương lai Russell

Tính thanh khoản cao: Hợp đồng tương lai Russell là một trong những hợp đồng tương lai chỉ số có tính thanh khoản cao nhất trên thị trường, cho phép nhà đầu tư dễ dàng mua bán.

Biến động: Chỉ số Russell 2000 có xu hướng biến động mạnh hơn so với các chỉ số khác như S&P 500, do đó hợp đồng tương lai Russell cũng có biến động tương tự. Điều này tạo ra cơ hội sinh lời lớn cho nhà đầu tư nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao.

Đòn bẩy: Giao dịch hợp đồng tương lai Russell sử dụng đòn bẩy, cho phép nhà đầu tư kiểm soát một lượng lớn tài sản với số vốn nhỏ. Tuy nhiên, đòn bẩy cũng có thể khuếch đại lỗ nếu thị trường đi ngược lại dự đoán.

Phòng ngừa rủi ro: Hợp đồng tương lai Russell có thể được sử dụng để phòng ngừa rủi ro cho các danh mục đầu tư có cổ phiếu vốn hóa nhỏ của Mỹ.

Lưu ý khi giao dịch hợp đồng tương lai Russell

Hiểu rõ về chỉ số Russell 2000: Nhà đầu tư cần nắm vững thông tin về chỉ số Russell 2000, các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của chỉ số này.

Quản lý rủi ro: Do tính biến động và đòn bẩy, nhà đầu tư cần có chiến lược quản lý rủi ro chặt chẽ, xác định điểm dừng lỗ và chốt lời hợp lý.

Nghiên cứu thị trường: Theo dõi các tin tức kinh tế, chính trị, các yếu tố vĩ mô có thể tác động đến thị trường chứng khoán Mỹ nói chung và chỉ số Russell 2000 nói riêng.

Lựa chọn sàn giao dịch uy tín: Chọn một sàn giao dịch uy tín, có nền tảng giao dịch ổn định, phí giao dịch cạnh tranh và hỗ trợ khách hàng tốt.

Kết luận

Hợp đồng tương lai Russell là công cụ đầu tư hấp dẫn cho những nhà đầu tư muốn tiếp cận thị trường cổ phiếu vốn hóa nhỏ của Mỹ. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần hiểu rõ về đặc điểm, rủi ro và có chiến lược giao dịch hợp lý để đạt được hiệu quả đầu tư tốt nhất.

"Không chỉ làm tăng chi phí vận chuyển hàng hóa qua biên giới, chính sách này còn phá vỡ chuỗi cung ứng đã thiết lập và làm tâm lý kinh doanh ở Bắc Mỹ bi quan hơn", Bruce Kasman, nhà kinh tế trưởng của J.P. Morgan, cho biết trong một ghi chú.

J.P. Morgan là một trong những tập đoàn tài chính và ngân hàng lớn nhất thế giới, có trụ sở tại Mỹ. Tên đầy đủ là J.P. Morgan Chase & Co, tập đoàn này cung cấp các dịch vụ tài chính như ngân hàng đầu tư, quản lý tài sản, chứng khoán và dịch vụ thanh toán.

Trump thừa nhận rằng chi phí thuế quan đôi khi sẽ được chuyển sang cho người tiêu dùng và cho biết kế hoạch của ông có thể gây ra sự gián đoạn ngắn hạn. Tổng thống Mỹ cũng nói rằng một biện pháp "rất đáng kể" đã được lên kế hoạch cho thuế quan với Liên minh châu Âu (EU).

Cổ phiếu liên quan tiền điện tử cũng lao dốc, với sàn giao dịch Coinbase giảm 5,8%, hai công ty khai thác Bitcoin là Marathon Digital và Riot Platforms đều giảm khoảng 6%, khi các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn an toàn đã đẩy giá Bitcoin xuống dưới mốc 100.000 USD.

"Các hành động cuối tuần qua thách thức quan điểm cơ bản của chúng tôi rằng chính quyền Trump sẽ cố gắng hạn chế chính sách gây xáo trộn khi cân bằng mong muốn giảm sự can dự với thế giới với cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ. Rủi ro là chính sách này đang nghiêng sang hướng không thân thiện với doanh nghiệp", Bruce Kasman nhận xét.

Ông Trump ký lệnh áp thuế mới với Trung Quốc, Canada, Mexico làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế - Ảnh: Reuters

Ông Trump ký lệnh áp thuế mới với Trung Quốc, Canada, Mexico làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế - Ảnh: Reuters

Hôm 1.2, ông Trump đã ký lệnh áp thuế 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và 25% với hầu hết mặt hàng từ Canada, Mexico. Năng lượng nhập khẩu từ Canada vào Mỹ sẽ bị áp thuế 10%, trong khi mặt hàng này từ Mexico vẫn bị áp thuế 25%.

Lệnh áp thuế mới với Trung Quốc, Canada và Mexico của ông Trump gồm cả động thái nhắm vào thương mại điện tử: Kế hoạch loại bỏ quy định miễn thuế lâu nay với các gói hàng có giá trị dưới 800 USD.

Lệnh này quy định rõ rằng miễn trừ de minimis với các gói hàng nhỏ sẽ không còn được áp dụng. Theo quy định đó, các sản phẩm có giá trị dưới mức 800 USD trước đây có thể vào Mỹ mà không bị đánh thuế, từng là lợi thế lớn cho các nhà bán lẻ thương mại điện tử Trung Quốc, vốn thường xuyên gửi hàng hóa giá rẻ trực tiếp đến người tiêu dùng Mỹ.

Phạm vi đầy đủ của những thay đổi với quy định de minimis (chỉ áp dụng cho thuế quan mới được ban hành hôm 1.2 hay cả các mức thuế thương mại trước đó) vẫn chưa rõ ràng. Một phát ngôn viên Nhà Trắng không trả lời câu hỏi về phạm vi của biện pháp này.

Tuy nhiên, các luật sư thương mại cho biết ngôn ngữ của ông Trump trong việc siết chặt miễn trừ de minimis có thể được áp dụng rộng rãi, thậm chí với các mức thuế hiện hành với Trung Quốc, Canada và Mexico.

Dù vậy, tác động của thay đổi này chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến Trung Quốc, cụ thể là các nhà bán lẻ như Alibaba, JD.com, Temu của PDD Holdings và Shein (chuyên về thời trang). Trong 9 tháng đầu năm 2024, người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ đã nhập khẩu khoảng 48 tỉ USD hàng hóa qua kẽ hở này, theo ước tính của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ (CBP).

Các mức thuế mới sẽ có hiệu lực vào lúc 0 giờ 01 sáng theo giờ New York ngày 4.2, như một nỗ lực nhằm trừng phạt Canada, Mexico và Trung Quốc vì theo Tổng thống Trump, họ đã không kiềm chế được dòng chảy fentanyl và người nhập cư bất hợp pháp qua biên giới Mỹ. Ông Trump không nói rõ ba nước này cần làm gì để Mỹ giảm thuế. Nhà Trắng cảnh báo sẽ tăng thêm thuế nếu nước nào dám trả đũa.

Hôm 2.2, Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ trích lệnh áp thuế mới từ ông Trump vi phạm nghiêm trọng các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nên sẽ nộp đơn khiếu nại đồng thời thực hiện biện pháp đáp trả tương ứng nhưng không nêu cụ thể.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố đáp trả bằng thuế suất 25% với 155 tỉ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ, trong đó 30 tỉ USD hàng hóa chịu thuế từ ngày 4.2, số còn lại đến 21 ngày sau mới bị đánh thuế để doanh nghiệp Canada có thời gian tìm nguồn cung thay thế. Mặt hàng mà Canada nhắm đến là nông sản, quần áo, giày dép, đồ gia dụng, đồ nội thất, vật liệu…

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã chỉ đạo Bộ trưởng kinh tế triển khai “kế hoạch B” với cả biện pháp thuế quan lẫn phi thuế quan, nhưng bà không cung cấp thông tin chi tiết.

Sơn Vân

Nguồn Một Thế Giới: https://1thegioi.vn/co-phieu-cac-hang-o-to-va-big-tech-chao-dao-sau-khi-ong-trump-ap-thue-moi-voi-trung-quoc-canada-mexico-228913.html