Cổ phiếu cần quan tâm ngày 16/7

Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 16/7 của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu REE

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu REE

CTCK Tiên Phong (TPS)

Đồ thị giá cổ phiếu của CTCP Cơ điện lạnh (REE – sàn HOSE) xuất hiện tín hiệu xác nhận mẫu hình Cốc & tay cầm (Cup& handle) khi breakout khỏi vùng tích lũy (tay cầm) với khối lượng gia tăng đáng kể, cho thấy giá cổ phiếu có tiềm năng hướng đến mục tiêu lý thuyết của mẫu hình là 82,000.

Đáng chú ý, vào đầu tháng 6.2025, cổ phiếu REE đã bứt phá ra khỏi kênh giá tích lũy dài hạn (Horizontal Channel) được hình thành trong khoảng thời gian 45 tuần (từ tháng 7/2025 đến 6/2025), cho thấy độ tin cậy cao của xu hướng. Trong đó, phần tay cầm đã đề cập đóng vai trò như nhịp retest lại biên trên của kênh giá dài hạn.

Giá vượt lên tất cả các đường MA, trong đó MA10>MA20>MA50>MA100>MA200 cho thấy xu hướng tăng vững chắc.

Các chỉ báo kỹ thuật tiếp tục củng cố triển vọng tích cực: MACD dường, histogram thu hẹp vùng âm cho thấy động lượng tăng giá được củng cố; RSI ~ 60.x: tích cực, giá có động lực tăng; MFI ~52.x: dòng tiền đạt mức trung tính nhưng đã cải thiện đáng kể trong ngắn hạn. Như vậy, cổ phiếu REE hiện đang hội tụ hai mẫu hình có độ tin cậy cao, đồng thời hệ thống MA và các chỉ báo động lượng cũng cho xu hướng tăng giá.

Chiến lược giao dịch: NĐT có thể giải ngân từng phần với tỷ trọng hợp lý trong vùng giá từ 68,500 – 70,000 và thiết lập ngưỡng cutloss khi giá đóng cửa.

Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu PC1, HDG và GEG

CTCK MB (MBS)

Triển vọng mảng xây lắp tích cực đến từ khối lượng đầu tư lớn GĐ 2026-2030, cao hơn 1,6 lần so với QHĐ8. Với lợi thế là nhà thầu xây lắp điện và EPC điện gió hàng đầu, Công ty cổ phần Tập đoàn PC1 (PC1 – sàn HOSE) nằm trong nhóm được hưởng lợi sớm nhất. Trong 2025, bên cạnh một số dự án nội địa lớn đang triển khai như cáp ngầm Côn Đảo (1.800 tỷ đồng), doanh nghiệp đang thực hiện EPC nhà máy điện gió 58MW tại Philippines (1.200 tỷ đồng), những dấu ấn đầu tiên trên thị trường quốc tế. Doanh nghiệp chia sẻ đang thương thảo hợp đồng với 2-3 dự án điện gió tại Việt Nam, Philippines, kỳ vọng back-log 2025 đạt 6.000-7.000 tỷ và tự tin duy trì tăng trưởng của mảng này tối thiểu 10-15% đến 2030.

Tiếp tục mở rộng danh mục điện với hai thủy điện nhỏ Bảo Lạc A (30MW) và Thượng Hà (13MW) dự kiến đi vào hoạt động trong 2026-2027. Ngoài ra, PC1 đặt mục tiêu nâng tổng công suất lên 800MW đến 2030, trọng tâm đầu tư các dự án điện gió.

Tăng trưởng EPS 38% CAGR giai đoạn 2025-2027 sẽ được thúc đẩy mạnh bởi mảng bất động sản. Trong đó, mở bán Tháp Vàng từ 2025 và PC1 Gia Lâm được đưa vào danh sách thí điểm theo Nghị định 171 là điểm tựa cho tăng trưởng doanh thu giai đoạn 2026-27. Ngoài ra, ở mảng BDS KCN bên cạnh KCN Nomura 2 sở hữu 100% vốn, dự kiến khởi công từ cuối 2025, PC1 còn đang sở hữu công ty liên kết Western Pacific với nhiều dự án đang trong giai đoạn bàn giao như Yên Phong IIA, Yên Lệnh.

Đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (HDG – sàn HOSE), tăng trưởng kép lợi nhuận ròng 2025-2027 ấn tượng đạt 50%, thúc đẩy bởi bàn giao Charm Villa GĐ3 (~108 căn), dự án chính thức mở bán trong tháng 6/2025 với giá bán ~190- 200tr/m2, quy mô doanh thu dự án có thể đạt ~3.000-3.500 tỷ đồng với kỳ vọng biên lợi nhuận ròng 50%. Điểm sáng từ tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án BDS theo cơ chế thí điểm Nghị định 171. Hiện tại dự án 62 Phan Đình Giót đã chính thức được UBND Hà Nội phê duyệt, và kỳ vọng các dự án ở HCM bao gồm Minh Long, và Greenlane sẽ được phê duyệt trong nửa cuối năm.

Trong 2025, danh mục thủy điện cũng ghi nhận sự phục hồi nhờ thời tiết thuận lợi. Các rủi ro từ Hồng Phong 4 đã được doanh nghiệp trích lập trong 2024, tạo bàn đạp cho tăng trưởng lợi nhuận từ 2025. Về kế hoạch phát triển nguồn, doanh nghiệp đang triển khai 2 thủy điện nhỏ Sơn Linh, Sơn Nham, điện gió Phước Hữu (50MW), tiếp tục theo đuổi điện gió Bình Gia (80MW) tại Lạng Sơn với tham vọng gấp đôi công suất đến 2030.

2025 là bước ngoặt về lợi nhuận nhờ 1) Điện gió Tân Phú Đông 1 (100MW) chính thức đàm phán được giá chính thức đạt 1.813đ/kWh, sau khi phải huy động với giá tạm chỉ bằng 50% trong 2024; 2) Chi phí lãi vay có xu hướng giảm, hỗ trợ đáng kể lợi nhuận ròng do Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (mã GEG) có tỷ lệ đòn bẩy cao, nhạy cảm với các chi phí tài chính. Dự kiến 2025 sẽ ghi nhận mức lợi nhuận ròng tăng trưởng đột biến 377% đạt 548 tỷ đồng. Doanh nghiệp được cho là đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất khi dòng tiền trả nợ ổn định hơn và áp lực từ lãi vay giảm sút.

Vị thế doanh nghiệp lớn, quy mô công suất đứng thứ 2 nhóm các doanh nghiệp niêm yết đạt 672MW. GEG tiếp tục triển khai thêm ĐMT Đức Huệ 2 (48MW), đang chuẩn bị đầu tư điện gió VPL2 Bến Tre (30MW), và trúng thầu dự án điện gió Tân Thành (100MW), đồng thời tiếp tục nghiên cứu đầu tư ~1GW điện NLTT từ nay đến 2030. Với cơ chế cho nhóm NLTT đang được mở bung, GEG được kỳ vọng sẽ là một trong số các doanh nghiệp hưởng lợi lớn từ xu hướng phát triển điện NLTT của Việt Nam.

Do đó, chúng tôi khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu PC1, HDG và GEG, với giá mục tiêu lần lượt là 28.500 đồng/CP, 31.200 đồng/CP, 20.000 đồng/CP.

N.T

Nguồn ĐTCK: https://tinnhanhchungkhoan.vn/co-phieu-can-quan-tam-ngay-167-post373097.html