Cóc núi đặc hữu của Việt Nam quý hiếm sao phải bảo tồn gấp?
Loài cóc mày mắt to với mắt màu xanh vàng chỉ tìm thấy ở Việt Nam được đánh giá có nguy cơ tuyệt chủng cao. Nó có kích thước từ 28 - 30,3 mm.
Cóc mày mắt to có tên khoa học là Leptobrachella macrops hiện chỉ được tìm thấy ở Việt Bam. TS Dương Văn Tăng thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam phát hiện loài cóc này tại tỉnh Phú Yên năm 2018.
Loài cóc mày mắt to được đánh giá có nguy cơ tuyệt chủng cao (nguy cấp EN, IUCN) do chưa ghi nhận ở bất cứ nơi nào khác ngoài Việt Nam.
Theo các chuyên gia, cóc mày mắt to có kích thước nhỏ bé chỉ từ 28 - 30,3 mm. Chúng sống ở trên khu vực có độ cao vừa, từ 471 - 630m so với mực nước biển.
Ảnh: Đỗ Trọng Đăng/Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.
Đặc điểm nổi bật của loài cóc này chính là đôi mắt lớn hơn so với các loài cùng nhóm. Đôi mắt của chúng có màu xanh vàng. Thêm nữa, cóc mày mắt to có màng bơi giữa các ngón chi trước và chi sau. Trên lưng của chúng có những đốm nâu sẫm, bụng màu xám pha lẫn tím.
Với kích thước cơ thể nhỏ bé nên cóc mày mắt to ít khi di cư sang các khu vực khác và khó có thể đi được xa. Các chuyên gia cho hay loài cóc này phân bố trên phạm vi khoảng 706,5 km2 tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh Phú Yên, Đắk Lăk và Khánh Hòa.
Cóc mày mắt to có nguy cơ tuyệt chủng do ảnh hưởng của các hoạt động như khai thác gỗ, lâm tặc... Những chính sách bảo vệ rừng được đánh giá là một trong những biện pháp quan trọng giúp bảo vệ loài cóc mày mắt to khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Mời độc giả xem video: Một bé trai tử vong nghi do ăn thịt cóc. Nguồn: THDT.