Những ngày qua, nhiều người dân di chuyển qua khu vực hầm chui Trung Hòa, đoạn Trần Duy Hưng - Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) bất ngờ trước vẻ đẹp những dải cây dây leo xanh mướt hai bên đường. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đây là cây cúc tần Ấn Độ, loài cây này sinh trưởng quanh năm do không bị rụng lá sinh lý vào mùa Đông. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Cây cúc tần tượng trưng cho sự mạnh mẽ và dẻo dai, lá cây luôn xanh tốt và gắn kết với nhau tạo ra những bức tường xanh đặc sắc. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Không chỉ tạo cảnh quan xanh mát giữa cái nắng gay gắt của mùa Hè mà chúng còn có tác dụng lọc không khí rất tốt, đem lại không khí mát lành. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Cúc tần Ấn Độ sở hữu bộ lá khá dày dặn và xanh mướt quanh năm. Lá có hình ovan thuôn dài khoảng 3-10 cm, đuôi lá nhọn và tù, cuống lá ngắn, có mép thắng không răng cưa.
Cây có khả năng sinh trưởng và phát triển rất nhanh và đẹp. Sở hữu thân cây mỏng manh màu xanh nhưng cây có khả năng dài đến 30m. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Chúng mọc theo từng bụi. Thân của chúng lúc non có màu xanh nhạt, khi cây đã trưởng thành sẽ mang màu nâu trầm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam)
Cành và nhánh cây cúc tần Ấn Độ buông xõa xuống đất một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển, nhìn như một thác nước xanh thẳm đổ từ trên cao xuống, tạo cho ta một cảm giác thật mát mẻ và thú vị. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Chúng có tên khoa học là Vernonia elliptica, thuộc họ nhà cúc. Là cây thực vật có tuổi thọ lâu năm và nguồn gốc từ Ấn Độ. Sở dĩ chúng có tên gọi như vậy để dễ phân biệt với các loại dây rũ khác và tạo ra được nét riêng của mảnh đất Ấn Độ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
'Lá phổi xanh' giữa hai bức tường bê tông của hầm chui Trung Hòa không chỉ tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp như tranh mà còn giúp người dân di chuyển qua cảm nhận được rõ rệt sự tươi mát giữa mùa Hè. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)