Di sản Việt Nam: Ứng xử với di sản khảo cổ sau khai quật

Vừa qua, các nhà khảo cổ học đã công bố thêm nhiều thông tin mới liên quan tới di chỉ Vườn Chuối – một di chỉ khảo cổ được đánh giá có tầm quan trọng ngang với hai di tích quốc gia đặc biệt là di chỉ Đồng Đậu, Đình Tràng.

Mặc dù có tầm quan trọng như vậy nhưng đây cũng là di chỉ có số phận lao đao nhất khi nhiều năm trôi qua, di chỉ Vườn Chuối vẫn chưa được xếp hạng chính thức, và sắp tới đây, một phần hai diện tích của di chỉ này với 6000m2 ở phía Tây sẽ được bàn giao lại cho dự án làm đường vành đai 3.5.

Vậy sau khi bàn giao mặt bằng, những hiện vật được khai quật từ di chỉ Vườn Chuối sẽ được tiếp tục xử lý thế nào sau khi đã được khai quật theo yêu cầu khoa học? ½ phần diện tích còn lại ở phía Đông nằm trong công viên đô thị sẽ được bảo tồn thế nào là câu hỏi mà rất nhiều nhà chuyên môn cũng như dư luận đặt ra lúc này; cần cơ quan chức năng sớm giải đáp. Và để cùng bàn luận về cách ứng xử với di sản khảo cổ với vị khách mời:

- GS.TSKH Lâm Thị Mỹ Dung - Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Anh Thư

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/di-san-viet-nam-ung-xu-voi-di-san-khao-co-sau-khai-quat-242401.htm