Con gái nhiều lần quỳ xuống cầu xin bố mẹ ly hôn nhưng người mẹ kiên quyết: 'Mẹ sẽ không bao giờ để họ có được những gì họ muốn'

Bị phát hiện ngoại tình, bố cô bất ngờ xông vào đánh mẹ. Kể từ đó, hai người không còn giữ thể diện trước mặt con gái.

Khi nói đến một gia đình tan vỡ, hầu như mọi người đều dành cho những đứa trẻ những cái nhìn cảm thông và thương cảm. Trẻ em sống trong gia đình thiếu mất đi một người sinh thành, tất nhiên là một thiệt thòi.

Chính lý do vì con mà quá nhiều gia đình, tình cảm vợ chồng dù như bát nước đã hắt đi, không thể hốt lại đầy nhưng phải giả vờ ân ái trước mặt con cái, sống chết không muốn ly hôn. Đặc biệt là phụ nữ càng dễ mắc kẹt bởi muốn giữ cho con một gia đình.

Tuy nhiên, tâm lý học tin rằng sự rạn nứt trong hôn nhân của cha mẹ thực sự có thể gây ra mức độ tổn thương tâm lý khác nhau cho tâm lý của đứa trẻ, nhưng nó không nghiêm trọng như chúng ta nghĩ.

Nếu tiếp tục duy trì một cuộc hôn nhân không hạnh phúc thì lại khiến những đứa trẻ tổn thương hơn nữa. Ảnh: shutterstock

Nếu tiếp tục duy trì một cuộc hôn nhân không hạnh phúc thì lại khiến những đứa trẻ tổn thương hơn nữa. Ảnh: shutterstock

Có một nghiên cứu từ các nhà tâm lý học Hồng Kông với mục tiêu 7.000 gia đình cho thấy rằng, những đứa trẻ lớn lên trong các gia đình cha mẹ đơn thân, trong học tập, hành vi và các khía cạnh khác, không khác nhiều so với các gia đình bình thường.

Mặt khác, gia đình xấu, làm tổn thương trẻ em nhiều hơn ly dị.

Nhà tâm lý học Quan Sơn Nguyệt (Trung Quốc) kể, thời làm tư vấn tâm lý trẻ em, ông không thể quên cô gái trẻ lần nào gặp ông cũng gục mặt xuống khóc, miệng luôn nói: "Cháu không muốn về nhà".

Cô gái có một cuộc sống khá bình yên cho đến khi thi đại học. Một tối đó khi đang xem tivi trong nhà, người mẹ bất ngờ chạy vào, ôm con gái nức nở: "Bố con có người phụ nữ khác đã 3 năm nay". Ngay sau đó, bố cô bất ngờ xông vào đánh mẹ.

Kể từ đó, hai người không còn giữ thể diện trước mặt con gái. Chỉ cần cô ở nhà, mẹ sẽ kể xấu người cha, rằng ông đã tằng tịu và bắt nạt bà như thế nào. Mỗi lần về nhà, hai người lại lao vào khẩu chiến, kết thúc bằng sự đổ vỡ của bát đĩa, xong nồi...

Nhiều đêm cô gái đều mơ thấy ác mộng, toàn thân run rẩy, nhìn chằm chằm vào đồng hồ trên tường cho tới sáng.

Cô đã nhiều lần quỳ xuống cầu xin họ ly hôn càng sớm càng tốt. Nhưng người mẹ kiên quyết: "Mẹ sẽ không bao giờ để họ có được những gì họ muốn. Mẹ đã đau khổ thì đừng hòng họ được sung sướng".

"Những câu chuyện như vậy, tôi đã gặp vài trường hợp. Điều gì khiến một đứa con đau lòng nhất? Đó có phải là một cuộc ly hôn? Tôi nghĩ là không, bởi đó chính là những cuộc cãi vã, giằng xé, làm tổn thương nhau không dứt của cha mẹ trước mặt con cái", nhà tâm lý nói.

Chỉ vì những quyết định của người lớn mà những đứa trẻ phải gánh chịu những nỗi đau về tinh thần rất lớn. Ảnh: shutterstock

Chỉ vì những quyết định của người lớn mà những đứa trẻ phải gánh chịu những nỗi đau về tinh thần rất lớn. Ảnh: shutterstock

Trong cuốn sách tựa đề "How to tell the kids" của tác giả Vikki Stark, xuất bản vào năm 2015, phỏng vấn hơn 100 đứa trẻ và người lớn có cha mẹ ly hôn, cho thấy ly hôn không phải nguyên nhân chính khiến trẻ bị tổn thương nhiều nhất mà là xung đột giữa cha và mẹ trong thời gian dài. Chìa khóa của vấn đề là liệu cha mẹ có cung cấp cho con cái của họ đủ tình yêu và sự quan tâm sau khi ly hôn hay không.

Nếu gia đình vẫn có đủ cha mẹ nhưng hai người bỏ bê nhau, thờ ơ, đổ lỗi, cộng với bầu không khí gia đình ảm đạm thì đây mới chính là là gốc rễ của nỗi đau của trẻ em, là nguyên nhân xuất hiện tất cả các loại biểu hiện xấu.

Một gia đình tình cảm đã tiêu tan, cha mẹ vì con cái mà tiếp tục nhẫn nại, cố gắng cười với nhau, bề ngoài nhìn giống như rất hài hòa, nhưng những đứa trẻ vốn nhạy cảm sẽ sớm phát hiện ra vấn đề. Một số trong đó "nổi loạn" để chống lại, để đổi lấy sự quan tâm của cha mẹ với mong muốn gia đình có thể trở nên tốt hơn.

Ngược lại, mặc dù ly hôn có thể tạo ra một số bóng đen tâm lý cho con cái nhưng nếu sau này cha mẹ có thể trấn an đứa trẻ, thì tổn thương đó hoàn toàn có thể chữa lành.

Nếu bạn ở bên một người mà mỗi khi nghĩ tới luôn cảm thấy ngột ngạt, như cơn ác mộng thì ly hôn là giải pháp tốt nhất. Ảnh: shutterstock

Nếu bạn ở bên một người mà mỗi khi nghĩ tới luôn cảm thấy ngột ngạt, như cơn ác mộng thì ly hôn là giải pháp tốt nhất. Ảnh: shutterstock

Nhà tâm lý Quan Sơn Nguyệt chia sẻ, có người đã hỏi ông: Có nên kết thúc một cuộc hôn nhân? Ông nói với họ nên suy nghĩ về 3 vần đề:

Một là, nếu bạn thấy cuộc hôn nhân đã thất bại, việc rời đi tốt cho cả hai. Thứ hai, nếu bạn ở bên một người mà mỗi khi nghĩ tới luôn cảm thấy ngột ngạt, như cơn ác mộng thì ly hôn là giải pháp tốt nhất. Và cuối cùng khi con cái cầu xin và mong bạn sớm ly hôn. Thay vì mang lại sự oán hận cho đứa trẻ, lưu lại trong tâm trí chúng những ký ức đau buồn về bố mẹ mình thì chia tay càng sớm càng tốt.

Tường Vy (t/h)

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/con-gai-nhieu-lan-quy-xuong-cau-xin-bo-me-ly-hon-nhung-nguoi-me-kien-quyet-me-se-khong-bao-gio-de-ho-co-duoc-nhung-gi-ho-muon-172230322110729623.htm