Con sông nào dài nhất thế giới nhưng không có một cây cầu?
Con sông này có chiều dài 6.992 km với lưu vực trải rộng hơn 7 triệu km². Thế nhưng, điều kỳ lạ là con sông này không hề có một cây cầu nào bắc qua.
1. Con sông dài nhất thế giới nhưng không có một cây cầu?
icon
Sông Nile
icon
Sông Amazon
icon
Sông Boiling
Câu trả lời đúng là đáp án B: Khởi nguồn từ đỉnh Nevado Mismi cao 5.597 mét có nguồn gốc núi lửa trong dãy Andes, thuộc Arequipa của Peru, con sông Amazon có chiều dài 6.992 km với lưu vực trải rộng hơn 7 triệu km². Thế nhưng, điều kỳ lạ là con sông này không hề có một cây cầu nào bắc qua… Được xem là con sông dài nhất thế giới, có lưu vực rộng nhất và lưu lượng nước nhiều nhất thế giới, sông Amazon ở Nam Mỹ khiến bất kì ai lần đầu nghe đến cũng phải kinh ngạc khi không có tới nổi 1 cây cầu. Chính vì vậy, dù có tới 25 triệu người sinh sống hai bên bờ sông nhưng nếu muốn băng qua bờ bên kia, họ phải chèo thuyền hoặc đi phà. Thực chất thì trong hầu hết chiều dài sông Amazon, không phải chỗ nào mặt sông cũng rộng đến mức không thể xây cầu, nhưng đó là mùa khô. Vào mùa mưa, sông dâng cao hơn 9m và mặt sông mở rộng khoảng 40 km chỉ trong vòng vài tuần. Lớp phù sa mềm bồi đắp hai bên bờ không ngừng sạt lở, lòng sông thường đầy đất đá vụn - gồm cả những mảng rừng trôi nổi có khi rộng tới 4 hecta. Amazon mùa mưa thực sự đem đến ác mộng cho những kỹ sư xây dựng.
2. Dòng sông nóng nhất thế giới nằm ở nước nào?
icon
Colombia
icon
Peru
icon
Ecuador
Câu trả lời đúng là đáp án B: Peru, tên chính thức là Cộng hòa Peru, nằm ở Nam Mỹ, phía bắc giáp Ecuador và Colombia, phía đông giáp Brazil, phía đông nam giáp Bolivia, phía nam giáp Chile và phía tây Peru là Thái Bình Dương. Diện tích quốc gia khoảng 1.285.000 km2, dân số hơn 32,6 triệu, thủ đô là Lima. Theo Telegraph, sông Boiling nằm sâu trong rừng nhiệt đới Amazon ở Mayantuyavu của Peru, là dòng sông nóng nhất thế giới. Người dân địa phương gọi sông là “Shanay-timpishka”, tức “sôi sục với sức nóng của Mặt Trời”. Sông Boiling rộng khoảng 25 m và sâu 6 m nhưng chỉ kéo dài khoảng 6,4 km. Nhiệt độ nước sông luôn dao động từ 50 đến 90 độ C, có khúc tới 100 độ, đủ để khiến bất kỳ ai chạm vào dù chỉ vài giây cũng bị bỏng cấp độ 3.
3. Sông nào sâu nhất thế giới?
icon
Amazon
icon
Mississippi
icon
Congo
Câu trả lời đúng là đáp án C: Theo World Atlas, sông Congo (còn gọi là sông Zaire) ở châu Phi sâu nhất thế giới. Điểm sâu nhất xấp xỉ 220 m, nhỉnh hơn 20 m so với con sông xếp thứ hai là Trường Giang (Trung Quốc). Với chiều dài 4.690 km, sông Congo dài thứ 9 thế giới và thứ 2 châu Phi (sau sông Nile). Sông Congo có nhiều nhánh, chảy qua 10 quốc gia gồm: Angola, Zambia, Burundi, Tanzania, Cameroon, Rwanda, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Congo và Gabon. Nó ảnh hưởng lớn đến đời sống và văn hóa của người dân khu vực. Có 40 nhà máy thủy điện hoạt động trên lưu vực sông. Tên gọi của con sông trùng với hai quốc gia mà nó đóng vai trò đường biên giới: Cộng hòa Congo và Cộng hòa Dân chủ Congo. Do vị trí ở gần xích đạo, khu vực xung quanh dòng sông cực kỳ nóng. Rừng mưa nhiệt đới là cảnh quan phổ biến xuất hiện ở quanh sông Congo. Một số nơi phủ đầy cỏ lồng vực, loài cỏ dại thân dẹt và khá cao. Hàng trăm loài động vật như rắn nước, hà mã, cá sấu, rùa cạn, voi cũng cư ngụ ở vùng này.
4. Dòng sông nào lạnh nhất thế giới nằm ở châu lục nào?
icon
Châu Nam Cực
icon
Châu Đại Dương
icon
Châu Âu
Câu trả lời đúng là đáp án C: Dòng sông lạnh nhất thế giới không nằm ở Bắc Cực hay Nam Cực mà nằm ở châu Âu. Đó là sông Neretva (hay còn được gọi là Narenta), chảy qua Bosnia và Herzegovina, Croatia với chiều dài khoảng 230 km. Theo World Atlas, Neretva bắt nguồn từ vùng núi của dãy núi Dinaric Alps ở độ cao khoảng 1.227 m so với mực nước biển. Độ cao này khiến nhiệt độ sông cực thấp. Phần có nhiệt độ thấp nhất tập trung ở vùng Thượng Neretva. Ngay cả vào mùa hè, phần lạnh nhất của dòng sông có thể chỉ 7-8 độ C. Sông Neretva và các khu vực xung quanh là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật. Khoảng một phần tư các loài cá châu Âu có ở dòng sông này. Tuy nhiên, dòng sông đang phải đối mặt với những mối đe dọa từ môi trường xung quanh, khiến số lượng loài suy giảm. Ví dụ, việc xây dựng các đập thủy điện dọc con sông hay một số loài động vật xâm lấn.
5. Dòng sông nào ngắn nhất thế giới?
icon
Sông Tamborasi
icon
Sông Roe
icon
Sông Ombla
Câu trả lời đúng là đáp án A: Sông Tamborasi (Indonesia): Nằm ở Tamborasi phía đông nam Sulawesi, sông Tamborasi chỉ dài khoảng 20 m. Dòng sông này bắt nguồn từ một núi đá, chảy qua bãi biển hẹp và đổ vào vịnh Boni. Với màu nước xanh ngọc trong vắt, bãi cát thoai thoải và khung cảnh tuyệt đẹp, đây là điểm đến được nhiều du khách yêu thích.
6. Sông ô nhiễm nhất thế giới nằm ở nước nào?
icon
Ấn Độ
icon
Indonesia
icon
Trung Quốc
Câu trả lời đúng là đáp án B: Sông Citarum nằm ở Tây Java, Indonesia có vai trò quan trọng với cuộc sống người dân trong khu vực vì vừa là nguồn nước uống, vừa sử dụng cho cả sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Tuy nhiên, con sông bị ô nhiễm nặng do phải "gồng gánh" hơn 28 triệu người dân sống trong khu vực với hơn 1.000 nhà máy hằng ngày đầu độc bằng nước thải độc hại. Do đó, Citarum được xem là dòng sông ô nhiễm nhất thế giới.
7. Cù lao lớn nhất thế giới có tên là gì?
icon
Cù lao Majuli
icon
Cù lao Marajo
Câu trả lời đúng là đáp án A: Cù lao Majuli ở Assam, Ấn Độ là cù lao sông lớn nhất trên thế giới, vượt qua kỉ lục gia trước đó là cù lao Marajo ở Brazil. Cù lao rộng 880km2 được bao bọc bởi 3 dòng sông Brahmaputra ở phía nam, Kherkutia Xuti và Subansiri ở phía bắc. Hiện nay, cù lao là nơi sinh sống chung của 3 bộ tộc, đồng thời cũng là điểm đến hấp dẫn du khách khi đến Assam.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm