Công khai và chuẩn hóa các thủ tục xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc công khai và chuẩn hóa các thủ tục nhằm nâng cao tính minh bạch, giảm thiểu thời gian, chi phí cho các cơ sở giáo dục và đội ngũ nhà giáo trong quá trình thực hiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp...

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ngày 24/4/2025, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 1137/QĐ-BGDĐT về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Theo quyết định này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành rà soát, đơn giản hóa và chính thức công bố danh mục các thủ tục hành chính liên quan đến việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên, giáo viên từ bậc mầm non đến đại học.

Trong đó, danh mục thủ tục hành chính nội bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm các thủ tục hành chính xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với các chức danh giảng viên chính (hạng II), giảng viên cao cấp (hạng II) của cơ sở giáo dục đại học, giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I).

Danh mục thủ tục hành chính nội bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp chính quyền địa phương gồm các thủ tục hành chính xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với các chức danh giáo viên THPT hạng II, giáo viên THPT hạng I, giáo viên THCS hạng II, giáo viên THCS hạng I, giáo viên tiểu học hạng II, giáo viên tiểu học hạng I, giáo viên mầm non hạng II, giáo viên mầm non hạng I, giáo viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), giáo viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I).

Cụ thể, UND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT; xây dựng Đề án tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách giáo viên trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bỏ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với giáo viên trúng tuyển.

Trường hợp giáo viên có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3, Điều 9, Nghị định số 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1, Nghị định sso 8/2023/NĐ-CP thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng.

Đố với các tiêu chuẩn không có minh chứng là các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, quyết định, bằng khen, giấy khen, đề tài, đề án hoặc sản phảm được ứng dụng trong giáo dục, giảng dạy học sinh và tài liệu có liên quan thì minh chứng là biên bản đánh giá, nhận xét về khả năng đáp ứng các tiêu chủan đó của tổ chuyên môn, tổ bộ mon hoặc tương đương và có xác nhnaj của người đứng đàu cơ sở giáo dục trực tiếp quản lý, sử dụng giáo viên.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc công khai và chuẩn hóa các thủ tục nhằm nâng cao tính minh bạch, giảm thiểu thời gian, chi phí cho các cơ sở giáo dục và đội ngũ nhà giáo trong quá trình thực hiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Đây là một trong những bước cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP và các chỉ đạo của Chính phủ trong cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2022–2025.

Đỗ Như

Nguồn VnEconomy: https://vneconomy.vn/cong-khai-va-chuan-hoa-cac-thu-tuc-xet-thang-hang-chuc-danh-nghe-nghiep-cho-giao-vien.htm