Lợi ích tuyệt vời khi 'nạp' nửa lít sữa tươi mỗi ngày
Nửa lít sữa mỗi ngày là 'chìa khóa vàng' hỗ trợ phát triển chiều cao tối ưu, đồng thời vun đắp nền tảng sức khỏe toàn diện.

Nhờ sở hữu “bộ sưu tập” dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện, sữa đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ em. Tổ chức Healthy Eating Research (HER) nhận định sữa tươi dồi dào kali, canxi và vitamin D - những vi chất thường bị thiếu hụt trong khẩu phần ăn của trẻ, sử dụng về lâu dài có thể góp phần giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên khi trẻ lớn lên, lượng tiêu thụ sữa có xu hướng giảm dần. Điều này dẫn đến nguy cơ thiếu hụt dưỡng chất quan trọng, ảnh hưởng sự phát triển. Vậy, cha mẹ nên cho con uống bao nhiêu sữa mỗi ngày?
Uống bao nhiêu là đủ, thế nào là thừa?
Nhìn chung, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích trẻ từ 3 tuổi trở lên nên tiêu thụ khoảng 500-700 ml sữa tươi mỗi ngày, giúp cơ thể nhận đủ lượng canxi, vitamin D và dưỡng chất thiết yếu. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy thuộc độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động thể chất và tình trạng sức khỏe từng trẻ.
Cụ thể, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến nghị trẻ 2-5 tuổi nên uống khoảng 2-2,5 cốc, tương đương 480-600 ml sữa tươi mỗi ngày. Ở trẻ lớn hơn, báo cáo “Khuyến nghị về việc tiêu thụ đồ uống lành mạnh cho lứa tuổi từ 5 đến 18” của Healthy Eating Research (HER) nhấn mạnh trẻ 5-8 tuổi nên tiêu thụ khoảng 591 ml/ngày, trẻ em và thanh thiếu niên 9-15 tuổi uống khoảng 710 ml/ngày.

Cha mẹ có thể cho trẻ uống khoảng 500-700 ml sữa tươi mỗi ngày.
Tại Việt Nam, nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu chiến lược quốc gia về dinh dưỡng 2011-2030 và “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030”, Bộ Y tế cũng đưa ra khuyến nghị sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa nhằm nâng cao tầm vóc thể lực và trí tuệ của người Việt Nam.
Trong đó, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định việc cho trẻ uống đủ sữa mỗi ngày và duy trì thời gian dài sẽ giúp cơ thể hấp thu tối đa dưỡng chất, mang đến lợi ích dài hạn về sức khỏe tổng thể, nhất là phát triển chiều cao. Hơn nữa, việc duy trì thói quen uống sữa giúp trẻ tránh thiếu hụt vi chất trong giai đoạn tăng trưởng.
Canxi và protein là hai “chất liệu” giúp hệ xương phát triển khỏe mạnh, đặc biệt giai đoạn tăng trưởng vàng từ 3 đến 12 tuổi.
Cụ thể, canxi và protein là hai “chất liệu” giúp hệ xương phát triển khỏe mạnh, đặc biệt giai đoạn tăng trưởng vàng từ 3 đến 12 tuổi. Dinh dưỡng cân bằng là yếu tố cốt lõi để trẻ cao lớn tối ưu, trong đó sữa là một phần quan trọng bởi chứa dồi dào canxi và protein.
Đặc biệt, hệ tiêu hóa của trẻ em còn yếu, việc bổ sung sữa thường xuyên giúp trẻ hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Nguyên nhân là protein của sữa có thành phần acid amin cân đối và độ đồng hóa cao, trong khi canxi ở dạng kết hợp với casein, tỷ số canxi/phospho thích hợp nên dễ hấp thu.
Ngoài ra, các vitamin D, A, nhóm B và khoáng chất như kẽm trong sữa có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Những vi chất này hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh và giúp trẻ khỏe mạnh để học tập, vui chơi.

Hỗ trợ cải thiện chiều cao, tăng cường sức khỏe tổng thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa… sữa mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho trẻ.
Mặc dù sữa là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, nếu uống quá nhiều sữa, trẻ có thể gặp tình trạng dư thừa năng lượng. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến chế độ ăn cân đối và làm tăng nguy cơ thừa cân. Do đó, việc đảm bảo lượng sữa tiêu thụ mỗi ngày theo khuyến nghị là rất quan trọng.
Biến tấu sữa thành món khoái khẩu của trẻ
Chuyên gia dinh dưỡng thường nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn sữa tươi giàu dinh dưỡng trong chế độ ăn của trẻ em và thanh thiếu niên. Tại Việt Nam, nhiều mẹ thường ưu tiên chọn sữa tươi nguyên chất vì đặc tính tự nhiên và giàu dinh dưỡng, giúp con dễ tiêu hóa, hấp thụ các dưỡng chất có lợi.
Bao bì là “lớp áo giáp” giúp sữa giữ trọn vẹn các dưỡng chất thiết yếu, đảm bảo chất lượng tốt nhất khi đến tay người dùng.
Sữa sau quá trình xử lý thanh trùng hoặc tiệt trùng không cho thêm chất bảo quản hay phụ gia, nhằm giữ trọn vị thơm ngon tự nhiên, giữ tối đa các dưỡng chất có lợi. Để làm được điều này, sữa cần trải qua quy trình đóng gói với bao bì chất lượng. Đây là “lớp áo giáp” giúp sữa giữ trọn vẹn các dưỡng chất thiết yếu, đảm bảo chất lượng tốt nhất khi đến tay bé.
Theo “Khuyến nghị sử dụng sữa và chế phẩm sữa” của Bộ Y tế, người tiêu dùng cần xem kỹ nhãn mác về hạn sử dụng, thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng chất đạm, canxi và chất béo, lượng đường bổ sung… để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Theo đó, phụ huynh có thể chọn sữa ít đường hoặc không đường cho trẻ có thể trạng bình thường. Nếu trẻ có nguy cơ thừa cân, béo phì, sữa có hàm lượng chất béo thấp hoặc tách béo là lựa chọn phù hợp. Người tiêu dùng chỉ chọn các sản phẩm đã được cấp phép của các cơ quan quản lý có thẩm quyền để đảm bảo an toàn và chất lượng.

Bao bì đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ trọn vẹn giá trị dinh dưỡng và chất lượng của sữa.
Trên thực tế, không phải lúc nào trẻ cũng thích uống sữa trực tiếp, chưa kể có những bé gặp khó khăn trong việc tiêu hóa lactose. Để trẻ có thể nạp đủ lượng sữa cần thiết mỗi ngày, mẹ có thể áp dụng cách chế biến linh hoạt, biến tấu cùng nhiều loại thực phẩm khác. Các loại sinh tố sữa kết hợp trái cây yêu thích của trẻ như chuối, dâu tây, xoài… hay bánh mì, bánh quy chấm cùng sữa tươi giúp con thêm hào hứng với bữa ăn. Mẹ đảm cũng có thể “hô biến” sữa tươi thành sữa chua, phô mai để con đổi vị. Các món ăn khoái khẩu này không chỉ nạp năng lượng tức thời mà còn giúp trẻ tiếp nhận đầy đủ dưỡng chất từ sữa mà không cảm thấy nhàm chán.


Biến tấu trong cách chế biến và thưởng thức sẽ giúp trẻ thêm hứng thú với sữa tươi.
Để giữ trọn vẹn vitamin, khoáng chất và hương vị tự nhiên thơm ngon của sữa, việc đảm bảo quy trình chế biến và bao bì an toàn là rất quan trọng. Với sứ mệnh “Bảo vệ chất lượng tốt”, Tetra Pak đồng hành cùng các doanh nghiệp sản xuất sữa mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm an toàn, chất lượng cao với công nghệ chế biến và đóng gói tiên tiến từ Thụy Điển.
Nguồn Znews: https://znews.vn/loi-ich-tuyet-voi-khi-nap-nua-lit-sua-tuoi-moi-ngay-post1548687.html