Cứ tưởng 'đại bổ' nhưng 5 bộ phận con vịt thèm đến mấy cũng đừng ăn
Bên cạnh cổ thì phần da cũng là một trong 5 bộ phận được các chuyên gia khuyên không nên ăn. Bởi da gà hay vịt mặc dù là rất ngon nhưng lại không hề tốt cho cơ thể.
Những lợi ích sức khỏe của món thịt vịt
Tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần: Thịt vịt chứa nhiều khoáng chất cần thiết như đồng giúp duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần luôn ổn định. Bên cạnh đó, ăn thịt vịt thường xuyên cũng rất tốt trong việc giảm hàm lượng cholesterol có hại và nâng cao hàm lượng cholesterol có lợi trong cơ thể.
Tốt cho hệ tiêu hóa: Theo báo Lao Động, hàm lượng chất niacin (vitamin B3) có trong thịt vịt cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Chất niacin sẽ giúp đường tiêu hóa hấp thụ carbohydrate, protein và chất béo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ thịt vịt cũng đặc biệt tốt cho việc khắc phục bệnh tiểu đường.
Tốt cho nam giới: Thịt vịt chứa hàm lượng thiamine (vitamin B1) có tác dụng thúc đẩy hệ thống tuần hoàn và thần kinh, điều này có liên quan mật thiết đến sinh lực của nam giới.
Giúp làm đẹp da: Thịt vịt có thể đáp ứng nhu cầu về chất béo, giúp duy trì độ ẩm cho da, cho bạn một làn da luôn tươi trẻ và căng mịn.
Bổ dưỡng: Trao đổi với báo Thanh Niên, bác sĩ chuyên khoa 2, Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược Tp.HCM, chia sẻ thịt vịt là một trong những nguồn cung cấp protein dồi dào, thuộc nhóm thịt trắng và tốt hơn so với nhóm thịt đỏ (thịt heo, thịt bò). Thịt vịt ít cholesterol hơn hẳn các loại thịt đỏ, thịt gia cầm ít mỡ hơn, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.Thịt vịt có vị ngọt, mặn, tính mát, có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc.
Những bộ phận của gà, vịt thèm mấy cũng đừng ăn
Không nên ăn cổ vịt
Nhiều người thích ăn phần cổ của các loại gia cầm. Tuy nhiên, đây là nơi chứa nhiều mô bạch huyết. Nếu không được làm sạch, rất nhiều vi rút gây hại trú ngụ ở đây có thể đi vào cơ thể. Nhiệt độ nấu nướng thông thường cũng không thể tiêu diệt toàn bộ chúng và gây hại cho sức khỏe.
Không nên ăn da vịt
Phần da của các loại gia cầm chứa nhiều chất béo, lượng cholesterol cao. Ngoài ra nó cũng chứa nhiều chất ô nhiễm, vi khuẩn và mầm bệnh từ môi trường bên ngoài.
Không nên ăn phao câu vịt thường xuyên
Phao câu được cho là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, phao câu là khu vực tập trung của các hạch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào. Khi gà, vịt ăn uống có thể nuốt theo vi khuẩn và virus, thậm chí cả chất gây ung thư. Các nguồn bệnh này không bị phá vỡ hay đào thải ra ngoài nên phải tích tụ tại phao câu. Sau một thời gian dài, phao câu trở thành một kho chứa chất độc.
Không nên ăn tiết canh vịt
Nhiều người tin rằng tiết canh vịt là món ăn mát, bổ. Tuy nhiên, không có cơ sở khoa học nào để khẳng định điều này. Đặc biệt, ăn tiết canh vịt, tiết canh ngan cũng khiến người ăn mắc các bệnh về tụ cầu, nhất là các dịch bệnh cúm A/H5N1, A/H6N1. Nếu ăn phải tiết canh của lợn đang mắc bệnh thì người ăn có nguy cơ mắc liên cầu lợn, giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, trường hợp nặng có thể tử vong...
Hạn chế ăn nội tạng vịt
Nội tạng tuy có giá trị dinh dưỡng của nó nhưng đi kèm với nhiều nguy cơ như dư lượng thuốc trong quá trình chăn nuôi, giun sán, vi khuẩn, virus gây hại, phao câu không nên ăn vì nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào, phao câu giống như kho chứa vi khuẩn. Phần dưới da cổ cũng chứa nhiều tuyến dịch bạch huyết, không nên ăn.
Bộ phận nào tốt nhất ở con vịt
Ức vịt: Với thịt vịt, ăn phần ức là tốt nhất. Ức vịt có hàm lượng chất béo thấp, với 85 g thịt chỉ có 2 g chất béo, trong đó chỉ có 0.5 g là chất béo bão hòa. Lượng chất béo này thấp hơn so với lượng chất béo có trong ức gà.
Đùi vịt: Chân vịt và đùi vịt có tổng lượng chất béo cao hơn, 85 g thịt trung bình sẽ có khoảng 5 g. Cần lưu ý, đùi và cánh vịt là hai vị trí hay được chọn để tiêm phòng trong quá trình nuôi nên không thể loại trừ việc dư lượng tồn dư thuốc trong thịt gia cầm.
- Thịt vịt được nấu nhừ với gạo tẻ thành cháo, thêm vỏ quýt, gừng, hành trắng, muối, ăn hằng ngày chữa nóng trong người, miệng khô háo khát, đi tiểu nhiều ở người cao tuổi.
- Ngoài ra có thể sử dụng khoảng 100-200 g thịt vịt hầm với gừng tươi giúp bổ dạ dày, giải độc, trừ tả lỵ.
Trúc Chi (t/h)