Cửa thành hàng trăm năm tuổi ở Kinh thành Huế đang bị lãng quên
Nằm trong hệ thống các cửa thuộc Kinh thành Huế, Trấn Bình Môn nằm ở góc đông bắc với ý nghĩa trấn giữ để được thanh bình. Hiện nay Trấn Bình Môn gần như đang bị lãng quên, xuống cấp nghiêm trọng.
Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, bên cạnh 10 cửa chính của Kinh thành Huế, ở góc đông bắc còn có 1 cổng phụ đi từ Kinh thành qua Trấn Bình Đài có tên Trấn Bình Môn.
Trấn Bình Môn được xây dựng ở đoạn thành nối liền 2 pháo đài Đông Bình và Bắc Định với ý nghĩa trấn giữ để được thanh bình. Năm 1805 dưới thời vua Gia Long, đây chỉ tòa thành đắp bằng đất, đến khoảng năm 1818 được xây bằng gạch.
Năm 1832, cửa này được xây lại, đến năm 1836, vua Minh Mạng cho đổi tên thành Trấn Bình Môn với ý nghĩa là công trình kiến trúc dùng để giữ yên Kinh thành. Trong các cuộc kháng chiến, nơi đây chứng kiến nhiều trận giao tranh quyết liệt.
Mang giá trị lịch sử, thuộc di tích Kinh thành Huế, những tưởng Trấn Bình Môn được trùng tu, gìn giữ thế nhưng hiện nay đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Phần cửa gỗ hư hỏng, cửa vòm xây bít không thể lưu thông. Phía mặt nền Trấn Bình Môn đầy rẫy rác thải, nguy cơ trở thành nơi tụ tập cho các tệ nạn...
Một số hình ảnh do PV Báo Sức khỏe & Đời sống ghi nhận: