Cực nóng: Hàng nghìn tín hiệu lạ liên tiếp dội từ thiên hà bí ẩn

Kính viễn vọng vô tuyến FAST đặt tại Đài quan sát ở Qiannan Buyei (Trung Quốc) đã phát hiện 1.652 tín hiệu vô tuyến lạ từ một thiên hà bí ẩn.

Kính viễn vọng vô tuyến FAST đặt tại Đài quan sát ở Qiannan Buyei (Trung Quốc) đã phát hiện 1.652 tín hiệu vô tuyến bí ẩn từ cùng một nguồn chỉ trong 47 ngày.

Kính viễn vọng vô tuyến FAST đặt tại Đài quan sát ở Qiannan Buyei (Trung Quốc) đã phát hiện 1.652 tín hiệu vô tuyến bí ẩn từ cùng một nguồn chỉ trong 47 ngày.

Các tín hiệu vô tuyến được thiên hà bí ẩn phát ra dưới dạng chớp sóng vô tuyến (FRB), là dạng tín hiệu chỉ phát ra trong một phần nhỏ của giây, nhưng cực mạnh.

Các tín hiệu vô tuyến được thiên hà bí ẩn phát ra dưới dạng chớp sóng vô tuyến (FRB), là dạng tín hiệu chỉ phát ra trong một phần nhỏ của giây, nhưng cực mạnh.

Tiến sĩ Bing Zhang từ Khoa Vật lý và thiên văn học, Đại học Nevada (Mỹ) - tác giả của nghiên cứu cho biết có 2 mô hình hoạt động có thể lý giải nguồn gốc của chớp sóng vô tuyến: chúng có thể đến từ các quả cầu từ tính trong vũ trụ, hoặc từ một sao từ.

Tiến sĩ Bing Zhang từ Khoa Vật lý và thiên văn học, Đại học Nevada (Mỹ) - tác giả của nghiên cứu cho biết có 2 mô hình hoạt động có thể lý giải nguồn gốc của chớp sóng vô tuyến: chúng có thể đến từ các quả cầu từ tính trong vũ trụ, hoặc từ một sao từ.

Giả thuyết bắt nguồn từ các sao từ được các nhà thiên văn học ủng hộ hơn cả khi nói về chớp sóng vô tuyến. Nó là một dạng sao neutron có từ trường đặc biệt mạnh, trong khi bản thân mỗi sao neutron đã là một "quái vật".

Giả thuyết bắt nguồn từ các sao từ được các nhà thiên văn học ủng hộ hơn cả khi nói về chớp sóng vô tuyến. Nó là một dạng sao neutron có từ trường đặc biệt mạnh, trong khi bản thân mỗi sao neutron đã là một "quái vật".

Sao neutron được cho là phần xác cuối cùng sau khi một ngôi sao khổng lồ chết đi: sụp đổ lần 1 thành sao lùn trắng, sụp đổ lần 2 thành sao neutron hoặc lỗ đen.

Sao neutron được cho là phần xác cuối cùng sau khi một ngôi sao khổng lồ chết đi: sụp đổ lần 1 thành sao lùn trắng, sụp đổ lần 2 thành sao neutron hoặc lỗ đen.

Với nguồn tín hiệu mới này, các nhà nghiên cứu cũng nghiêng về giả thuyết có một sao từ tham gia. Thế nhưng điều khó lý giải nhất là đợt phát sóng 47 ngày này đã chiếm tới 3,8% năng lượng sẵn có từ một sao từ thông thường, như vậy là quá nhiều.

Với nguồn tín hiệu mới này, các nhà nghiên cứu cũng nghiêng về giả thuyết có một sao từ tham gia. Thế nhưng điều khó lý giải nhất là đợt phát sóng 47 ngày này đã chiếm tới 3,8% năng lượng sẵn có từ một sao từ thông thường, như vậy là quá nhiều.

Họ tin rằng phải có một sự kiện gì đó đi kèm hoặc một "quái vật" vũ trụ bí ẩn nào đó song hành cùng ngôi sao từ.

Họ tin rằng phải có một sự kiện gì đó đi kèm hoặc một "quái vật" vũ trụ bí ẩn nào đó song hành cùng ngôi sao từ.

Nguồn tín hiệu vô tuyến mới, được đặt tên là FRB 121102, đã phát ra tổng cộng 1.652 chớp sóng vô tuyến từ ngày 29/8 đến ngày 29/10/2019, trong đó đợt bùng nổ dữ dội nhất là 122 tín hiệu chỉ trong vòng 1 giờ.

Nguồn tín hiệu vô tuyến mới, được đặt tên là FRB 121102, đã phát ra tổng cộng 1.652 chớp sóng vô tuyến từ ngày 29/8 đến ngày 29/10/2019, trong đó đợt bùng nổ dữ dội nhất là 122 tín hiệu chỉ trong vòng 1 giờ.

Các nhà khoa học đã xác định được nguồn gốc của tín hiệu đó là một thiên hà lùn thuộc chòm Ngự Phu. Tín hiệu mạnh tới nỗi dù thiên hà này cách chúng ta tận 3 tỉ năm ánh sáng, FAST vẫn bắt được nó dễ dàng.

Các nhà khoa học đã xác định được nguồn gốc của tín hiệu đó là một thiên hà lùn thuộc chòm Ngự Phu. Tín hiệu mạnh tới nỗi dù thiên hà này cách chúng ta tận 3 tỉ năm ánh sáng, FAST vẫn bắt được nó dễ dàng.

Các sóng vô tuyến cực thấp xuất phát từ các "vụ nổ năng lượng" trong vũ trụ được gọi chung là vụ nổ radio nhanh (FRBs). Năm 2007, các nhà khoa học ghi nhận trường hợp FRB đầu tiên nhờ kính viễn vọng vô tuyến Parkes ở Australia.

Các sóng vô tuyến cực thấp xuất phát từ các "vụ nổ năng lượng" trong vũ trụ được gọi chung là vụ nổ radio nhanh (FRBs). Năm 2007, các nhà khoa học ghi nhận trường hợp FRB đầu tiên nhờ kính viễn vọng vô tuyến Parkes ở Australia.

Nếu như trước đây giới thiên văn mới chỉ dừng lại ở mức thu được các tín hiệu FRBs bí ẩn từ không gian sâu thì với sự phát triển vượt bậc của khoa học ngày nay, các chuyên gia nghiên cứu vũ trụ đang tìm cách áp dụng trí thông minh nhân tạo (AI) vào sứ mệnh giải mã nguồn gốc cũng như "thông điệp" mà các FRBs có thể ẩn chứa.

Nếu như trước đây giới thiên văn mới chỉ dừng lại ở mức thu được các tín hiệu FRBs bí ẩn từ không gian sâu thì với sự phát triển vượt bậc của khoa học ngày nay, các chuyên gia nghiên cứu vũ trụ đang tìm cách áp dụng trí thông minh nhân tạo (AI) vào sứ mệnh giải mã nguồn gốc cũng như "thông điệp" mà các FRBs có thể ẩn chứa.

Loại trừ khả năng FRBs đến từ một vụ nổ đơn giản trong vũ trụ, một số nhà thiên văn học nghi ngờ rằng chớp sóng vô tuyến có nguồn gốc từ một nền văn minh tiên tiến ngoài Trái Đất.

Loại trừ khả năng FRBs đến từ một vụ nổ đơn giản trong vũ trụ, một số nhà thiên văn học nghi ngờ rằng chớp sóng vô tuyến có nguồn gốc từ một nền văn minh tiên tiến ngoài Trái Đất.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/cuc-nong-hang-nghin-tin-hieu-la-lien-tiep-doi-tu-thien-ha-bi-an-1609400.html