Cuộc sống của những con hổ Đông Dương dưới tán rừng VQG Phong Nha - Kẻ Bàng

Sau thời gian dài được chăm sóc, 7 cá thể hổ đã phát triển tốt, trung bình mỗi cá thể hổ nặng hơn 100kg. Nơi ở mới của hổ là 3 khu nhà kiên cố, xung quanh nhiều cây cối, môi trường thoáng mát.

Video: Cuộc sống của những con hổ Đông Dương dưới tán rừng VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

Tháng 3/2022, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) tiếp nhận 7 cá thể hổ Đông Dương (trong đó có 5 cá thể hổ đực) từ Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) để tiến hành chăm sóc, nuôi dưỡng. 7 cá thể hổ này là tang vật của một vụ vân chuyển trái phép động vật hoang dã.

Tháng 3/2022, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) tiếp nhận 7 cá thể hổ Đông Dương (trong đó có 5 cá thể hổ đực) từ Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) để tiến hành chăm sóc, nuôi dưỡng. 7 cá thể hổ này là tang vật của một vụ vân chuyển trái phép động vật hoang dã.

Thời điểm tiếp nhận, các cá thể hổ đều khỏe mạnh, con nặng nhất 64kg, nhỏ nhất 56kg, được chuyển từ Nghệ An đến Quảng Bình bằng cách đưa vào lồng sắt rồi chở bằng ôtô tải mà không cần dùng thuốc mê.

Thời điểm tiếp nhận, các cá thể hổ đều khỏe mạnh, con nặng nhất 64kg, nhỏ nhất 56kg, được chuyển từ Nghệ An đến Quảng Bình bằng cách đưa vào lồng sắt rồi chở bằng ôtô tải mà không cần dùng thuốc mê.

Để tiếp nhận và chăm sóc 7 cá thể hổ này lâu dài, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã chuẩn bị cơ sở chuồng trại để nuôi cách ly, kiểm dịch động vật cũng như xây dựng quy trình kỹ thuật cứu hộ hổ, khẩu phần thức ăn cho hổ, bảo đảm phù hợp tập tính sinh thái theo từng giai đoạn sinh trưởng của hổ và phù hợp điều kiện thực tiễn địa phương.

Để tiếp nhận và chăm sóc 7 cá thể hổ này lâu dài, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã chuẩn bị cơ sở chuồng trại để nuôi cách ly, kiểm dịch động vật cũng như xây dựng quy trình kỹ thuật cứu hộ hổ, khẩu phần thức ăn cho hổ, bảo đảm phù hợp tập tính sinh thái theo từng giai đoạn sinh trưởng của hổ và phù hợp điều kiện thực tiễn địa phương.

7 cá thể hổ Đông Dương được nuôi nhốt trong lồng sắt ở khu vực rừng nguyên sinh ít người qua lại. Mỗi ngày, đơn vị phải trích kinh phí khoảng 2,6 triệu đồng mua các loại thịt bò, gà, thỏ... làm thức ăn cho đàn hổ.

7 cá thể hổ Đông Dương được nuôi nhốt trong lồng sắt ở khu vực rừng nguyên sinh ít người qua lại. Mỗi ngày, đơn vị phải trích kinh phí khoảng 2,6 triệu đồng mua các loại thịt bò, gà, thỏ... làm thức ăn cho đàn hổ.

Theo Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hiện kinh phí để nuôi dưỡng, chăm sóc đàn hổ được trích từ ngân sách tỉnh Quảng Bình, nguồn thu dịch vụ môi trường rừng và xã hội hóa.

Theo Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hiện kinh phí để nuôi dưỡng, chăm sóc đàn hổ được trích từ ngân sách tỉnh Quảng Bình, nguồn thu dịch vụ môi trường rừng và xã hội hóa.

Sau thời gian dài được chăm sóc, 7 cá thể hổ đã phát triển tốt. Đến nay, trung bình mỗi cá thể hổ nặng hơn 100kg (tăng hơn 50kg so với thời điểm tiếp nhận từ Vườn Quốc gia Pù Mát).

Sau thời gian dài được chăm sóc, 7 cá thể hổ đã phát triển tốt. Đến nay, trung bình mỗi cá thể hổ nặng hơn 100kg (tăng hơn 50kg so với thời điểm tiếp nhận từ Vườn Quốc gia Pù Mát).

Để hổ có không gian sống tốt hơn, mới đây Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã chuyển 7 cá thể hổ này tới khu chuồng nuôi mới. Khu nhà mới nằm giữa rừng nguyên sinh của Vườn Quốc gia, được thiết kế kiên cố, đảm bảo kỹ thuật.

Để hổ có không gian sống tốt hơn, mới đây Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã chuyển 7 cá thể hổ này tới khu chuồng nuôi mới. Khu nhà mới nằm giữa rừng nguyên sinh của Vườn Quốc gia, được thiết kế kiên cố, đảm bảo kỹ thuật.

Quá trình chuyển 7 cá thể hổ tới nơi ở mới, Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng phối hợp với các chuyên gia tiến hành kiểm tra sức khỏe, tiêm phòng vaccine cho hổ. Để thực hiện việc khám sức khỏe và di dời, mỗi cá thể hổ được các chuyên gia tiếp cận gây mê bằng ống thổi kim tiêm chuyên dụng.

Quá trình chuyển 7 cá thể hổ tới nơi ở mới, Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng phối hợp với các chuyên gia tiến hành kiểm tra sức khỏe, tiêm phòng vaccine cho hổ. Để thực hiện việc khám sức khỏe và di dời, mỗi cá thể hổ được các chuyên gia tiếp cận gây mê bằng ống thổi kim tiêm chuyên dụng.

Ông Lê Thúc Định, Giám đốc Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết, hơn 1 tuần chuyển qua chuồng mới, 7 cá thể hổ cũng đã dần thích nghi...

Ông Lê Thúc Định, Giám đốc Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết, hơn 1 tuần chuyển qua chuồng mới, 7 cá thể hổ cũng đã dần thích nghi...

... Nhưng một số cá thể hổ bị stress do môi trường lạ, tỏ ra hung dữ.

... Nhưng một số cá thể hổ bị stress do môi trường lạ, tỏ ra hung dữ.

Ông Đinh Huy Trí, Phó giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết, vườn sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng hổ lâu dài. Hiện Khu nuôi nhốt 7 cá thể hổ Đông Dương là chuồng trại liên thông, có sân chơi, nơi tắm, nơi ngủ…, từ đó tạo điều kiện để hổ sinh trưởng, phát triển tốt.

Ông Đinh Huy Trí, Phó giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết, vườn sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng hổ lâu dài. Hiện Khu nuôi nhốt 7 cá thể hổ Đông Dương là chuồng trại liên thông, có sân chơi, nơi tắm, nơi ngủ…, từ đó tạo điều kiện để hổ sinh trưởng, phát triển tốt.

Được biết, Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đang lên kế hoạch mở rộng chuồng nuôi để hổ có khoảng không gian ngoài trời.

Được biết, Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đang lên kế hoạch mở rộng chuồng nuôi để hổ có khoảng không gian ngoài trời.

Hùng Trần

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cuoc-song-cua-nhung-con-ho-dong-duong-duoi-tan-rung-vqg-phong-nha-ke-bang-169230814133013701.htm