Bí ẩn dưới những cánh rừng

Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (VQG PN-KB) hiện không chỉ là biểu tượng du lịch của Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung mà đã vươn tầm thế giới. Dưới những cánh rừng nguyên sinh nơi đây vẫn còn ẩn chứa những điều bí ẩn, bất ngờ chưa được khám phá…

Hợp tác xuyên biên giới

Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (VQG PN-KB) (tỉnh Quảng Bình, Việt Nam) và VQG Hin Nậm Nô (tỉnh Khăm Muồn, Lào) có vị trí liền kề nhau tại trung tâm dãy Trường Sơn và cùng nằm trong khối đá vôi có diện tích lớn nhất Đông Nam Á. Việc hợp tác, liên kết VQG PN-KB và VQG Hin Nậm Nô thành di sản thiên nhiên thế giới xuyên biên giới sẽ làm tăng diện tích và quy mô; đồng thời tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước Việt-Lào; nâng cao công tác bảo vệ, bảo tồn và khai thác di sản xuyên biên giới… 'Việc hợp tác liên biên giới giữa VQG PN-KB và VQG Hin Nậm Nô trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị đa dạng sinh học thời gian qua đã mang lại những tín hiệu tích cực, qua đó, góp phần thúc đẩy việc thực hiện các nội dung cam kết được ký trong biên bản hội đàm giữa hai tỉnh Khăm Muồn và Quảng Bình; đồng thời thắt chặt và nâng cao mối quan hệ hợp tác bảo tồn liên biên giới giữa hai VQG trong trao đổi, chia sẻ kiến thức, thông tin và những kinh nghiệm liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại hai khu vực…', Trưởng phòng Khoa học và hợp tác quốc tế, BQL VQG PN-KB Lê Thúc Định chia sẻ.

Cuộc sống của những con hổ Đông Dương dưới tán rừng VQG Phong Nha - Kẻ Bàng

Sau thời gian dài được chăm sóc, 7 cá thể hổ đã phát triển tốt, trung bình mỗi cá thể hổ nặng hơn 100kg. Nơi ở mới của hổ là 3 khu nhà kiên cố, xung quanh nhiều cây cối, môi trường thoáng mát.

7 con hổ ở Phong Nha-Kẻ Bàng sau khi chuyển về 'nhà' mới

Ngoài không gian rộng rãi, chuồng nuôi mới các cá thể hổ còn có hồ tắm, khu sạp để cho hổ vui chơi, leo trèo …

Để rừng xanh mãi bình yên

Phong Nha – Kẻ Bàng sở hữu mức độ đa dạng sinh học thuộc hàng cao nhất thế giới nên luôn đối diện với nguy cơ bị xâm hại về tài nguyên rừng. Bởi vậy, áp lực đặt ra cho lực lượng bảo vệ, bảo tồn nơi Vườn quốc gia (VQG) này cũng hết sức nặng nề. Nhưng, những câu chuyện đẹp về hành trình bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cũng được viết nên từ đó…

Thả 17 cá thể động vật hoang dã về Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng

Các cá thể động vật hoang dã trên là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB, IIB như vòi hương, cầy vòi mốc, khỉ vàng, khỉ đuôi lợn, rùa hộp trán vàng miền Trung, rùa Pulkin…đã được thả về môi trường tự nhiên.

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thả 17 cá thể động vật quý hiếm về rừng tự nhiên

Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã thả 17 cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên.

Tạo 'đất lành' cho linh trưởng chung sống

Không chỉ đa dạng hệ sinh thái, sự sinh sôi của các loài linh trưởng ở những vườn quốc gia sẽ góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững

Vì sao voọc gáy trắng liên tục đuổi cắn người?

Chuyên gia cho rằng voọc gáy trắng rất nhút nhát, ít xuống đất. Việc loài voọc này liên tục tấn công người có thể do kích động hoặc từng bị nuôi nhốt.

Bí ẩn loài chuột đá tồn tại suốt 11 triệu năm trong rừng Phong Nha - Kẻ Bàng?

'Loài chuột đá được khẳng định đã tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm được phát hiện vẫn đang sống trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình của Việt Nam'.