Đa dạng các hình thức truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã nhận được hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL), Bộ Y tế để triển khai các hoạt động trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá, lợi ích của môi trường không khói thuốc và các quy định của Luật PCTHCTL, văn bản hướng dẫn được nâng cao. Tỷ lệ người dân biết đến Luật PCTHCTL trong cộng đồng tăng từ 54,2% năm 2018 lên 85,1% năm 2022. Các hoạt động còn góp phần giúp cán bộ làm công tác PCTHCTL hiểu rõ hơn các tiêu chí xây dựng môi trường không khói thuốc.
Những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã nhận được hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL), Bộ Y tế để triển khai các hoạt động trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá, lợi ích của môi trường không khói thuốc và các quy định của Luật PCTHCTL, văn bản hướng dẫn được nâng cao. Tỷ lệ người dân biết đến Luật PCTHCTL trong cộng đồng tăng từ 54,2% năm 2018 lên 85,1% năm 2022. Các hoạt động còn góp phần giúp cán bộ làm công tác PCTHCTL hiểu rõ hơn các tiêu chí xây dựng môi trường không khói thuốc.

Hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá tại tỉnh Hòa Bình.
Năm 2025, với mục tiêu chung là tăng cường việc thực thi nghiêm Luật PCTHCTL và xây dựng môi trường không khói thuốc tại tỉnh, Sở Y tế đã đề ra 3 mục tiêu. Cụ thể như: Tiếp tục truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về tác hại việc sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các quy định pháp luật về PCTHCTL. Tiếp tục nâng cao năng lực về PCTHCTL, thực hiện môi trường không khói thuốc, tư vấn cai nghiện thuốc lá, tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực thi Luật PCTHCTL. Thực hiện các nghiên cứu, đánh giá để đưa ra các bằng chứng phục vụ công tác PCTHCTL.
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, ngành Y tế tỉnh đã chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai các hoạt động cụ thể, thiết thực. Trong đó, chú trọng truyền thông về tác hại của thuốc lá và PCTHCTL phù hợp với từng nhóm đối tượng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25 - 31/5/2025. Xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cộng đồng, cơ quan, tổ chức không có khói thuốc lá; phát triển và nhân rộng các mô hình có hiệu quả. Tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp về PCTHCTL. Tập huấn về môi trường không khói thuốc cho hội viên Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, đoàn viên Đoàn Thanh niên tại các xã, phường thuộc 10 huyện, thành phố trong tỉnh.
Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra việc thực thi Luật PCTHCTL. Tổ chức các chiến dịch, sáng kiến về PCTHCTL dựa vào cộng đồng; tư vấn, tổ chức nơi dành riêng cho người hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng. Tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức và Luật PCTHCTL cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế Hòa Bình. Tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở (y tế thôn bản và cộng tác viên) về tư vấn cai nghiện thuốc lá tại cộng đồng. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên làm công tác PCTHCTL. Tham gia các hoạt động được tổ chức bằng nguồn kinh phí của Quỹ PCTHCTL. Thiết lập và duy trì mạng lưới cộng tác viên về PCTHCTL. Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành và thực hiện Luật PCTHCTL tại tỉnh Hòa Bình năm 2025.
Trong thời gian tới, ngành Y tế tỉnh sẽ tiếp tục chủ trì phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá, khuyến khích tuân thủ các quy định của Luật PCTHCTL, đồng thời tăng cường năng lực cho cán bộ trong mạng lưới PCTHCTL. Những nỗ lực này nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra trong Kế hoạch số 204/KH-UBND, ngày 11/10/2023 của UBND tỉnh về việc triển khai "Chiến lược quốc gia về PCTHCTL đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.