Đại biểu Quốc hội thảo luận 2 dự án luật.

Ngày 10/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận tại hội trường và tại tổ về các dự án luật.

Trong phiên thảo luận tổ, dưới sự điều hành của đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình, Tổ ĐBQH 19 đã thảo luận về Dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và Dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).

Đoàn ĐBQH tỉnh tham dự phiên thảo luận tại hội trường.

Đoàn ĐBQH tỉnh tham dự phiên thảo luận tại hội trường.

Đặt vấn đề về các dự án luật, đồng chí Vũ Đại Thắng nêu rõ, Luật Căn cước công dân (CCCD) năm 2014 sau một thời gian triển khai thực hiện đã bộc lộ nhiều hạn chế trong quản lý dữ liệu công dân. Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, Bộ Công an đã đặt ra những nội dung cần sửa đổi. Những nội dung này liên quan đến quyền nhân thân nên cần thiết phải tiến hành sửa đổi.

Đối với Luật Viễn thông ra đời gần 15 năm, hiện tại, có những khái niệm sử dụng nhiều nhưng chưa có trong luật như: Điện toán đám mây, công nghiệp 4.0… Việc sửa đổi là cấp bách và cần thiết để tạo nền tảng cho công cuộc chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ số, xã hội số, công dân số, kinh tế số.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường thảo luận tại tổ.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường thảo luận tại tổ.

Với 15 lượt ý kiến; trong đó Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình có 4 lượt ý kiến, các ĐBQH tổ 19 đã thảo luận sâu về 2 dự án luật. Đối với Luật CCCD, các ý kiến tập trung vào tên gọi của dự án luật; quyền con người, quyền công dân về bảo vệ dữ liệu; kết nối, chia sẻ dữ liệu chuyên ngành; quy định lứa tuổi làm CCCD và các nội dung bảo mật, quá trình sử dụng…

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga thảo luận về 2 dự án luật.

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga thảo luận về 2 dự án luật.

Về Luật Viễn thông, ý kiến đại biểu đều thống nhất sửa đổi để đáp ứng nhu cầu phát triển mới. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc về việc đóng góp vào quỹ viễn thông vì quỹ này thường được sử dụng đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; mở rộng nhiều phạm vi để kinh doanh dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông; cụ thể hóa nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng trong quản lý hạ tầng viễn thông trong quốc phòng an ninh; đất sử dụng cho công trình viễn thông... Các ý kiến còn thảo luận về phạm vi của dự án luật, về quỹ hỗ trợ viễn thông công ích, đấu giá kho số viễn thông…

Đại biểu Nguyễn Tiến Nam đề nghị bổ sung nhiều nội dung cụ thể vào 2 dự án luật.

Đại biểu Nguyễn Tiến Nam đề nghị bổ sung nhiều nội dung cụ thể vào 2 dự án luật.

Kết luận phiên thảo luận, đồng chí Vũ Đại Thắng nhấn mạnh sự cần thiết và cấp bách cần sửa đổi 2 dự án luật. Những nội dung sửa đổi được kỳ vọng tạo sự đột phá, do đó cần phải thảo luận sâu sắc, đi tắt đón đầu, điều chỉnh kịp thời, hoàn thiện các dự án luật sửa đổi với những chính sách mới, phù hợp với các nghị quyết của Bộ Chính trị và giai đoạn phát triển mới.

Nguồn Quảng Bình: https://www.baoquangbinh.vn/thoi-su/202306/dai-bieu-quoc-hoi-thao-luan-2-du-an-luat-2209900/