Đại thủy nông lớn nhất miền Bắc mòn mỏi chờ giải cứu

Sông Bắc Hưng Hải có vai trò đặc biệt quan trọng với đồng bằng Bắc Bộ đang ô nhiễm trầm trọng bởi các loại nước thải độc hại. Sau nhiều cuộc kiểm tra, thanh tra, đề xuất các phương án giải quyết, xử lý ô nhiễm thì hệ thống đại thủy nông lớn nhất miền Bắc này vẫn đang mòn mỏi chờ từng ngày được cứu.

Hiện trạng 'dòng sông chết' Bắc Hưng Hải ô nhiễm, đen kịt.

Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải được xây dựng năm 1958, gồm sông, đập dài hơn 230 km, trạm bơm, đê điều phục vụ tưới tiêu, thoát úng cho bốn tỉnh thành. Mỗi tỉnh, thành Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương đều có một phần địa bàn của mình trong tứ giác này. Vì thế, hệ thống thủy lợi này được đặt tên là Bắc Hưng Hải. Đây là công trình thủy lợi lớn nhất miền Bắc với hàng trăm con kênh lớn nhỏ dẫn nước từ sông Hồng và Thái Bình tưới tiêu cho phần lớn vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải được xây dựng năm 1958, gồm sông, đập dài hơn 230 km, trạm bơm, đê điều phục vụ tưới tiêu, thoát úng cho bốn tỉnh thành. Mỗi tỉnh, thành Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương đều có một phần địa bàn của mình trong tứ giác này. Vì thế, hệ thống thủy lợi này được đặt tên là Bắc Hưng Hải. Đây là công trình thủy lợi lớn nhất miền Bắc với hàng trăm con kênh lớn nhỏ dẫn nước từ sông Hồng và Thái Bình tưới tiêu cho phần lớn vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Tình trạng ô nhiễm sông Bắc Hưng Hải diễn ra nhiều năm nay, trên sông chỉ một màu đen kịt và rác thải khiến tôm cá không thể sinh sống.

Tình trạng ô nhiễm sông Bắc Hưng Hải diễn ra nhiều năm nay, trên sông chỉ một màu đen kịt và rác thải khiến tôm cá không thể sinh sống.

 Đầu nguồn là nhánh của hệ thống thủy lợi này là sông Cầu Bây dài hơn 12 km từ phường Việt Hưng, Long Biên đổ ra hệ thống sông Bắc Hưng Hải tại cửa xả Xuân Thụy ở xã Kiêu Kỵ, Gia Lâm, TP Hà Nội.

Đầu nguồn là nhánh của hệ thống thủy lợi này là sông Cầu Bây dài hơn 12 km từ phường Việt Hưng, Long Biên đổ ra hệ thống sông Bắc Hưng Hải tại cửa xả Xuân Thụy ở xã Kiêu Kỵ, Gia Lâm, TP Hà Nội.

Hai bên sông có hàng trăm cống dẫn nước thải dân sinh, công nghiệp (màu đen) chưa qua xử lý, vị trí trong ảnh thuộc xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Hai bên sông có hàng trăm cống dẫn nước thải dân sinh, công nghiệp (màu đen) chưa qua xử lý, vị trí trong ảnh thuộc xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Cống thoát nước ở khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư chảy ra sông Cầu Bây xả trực tiếp vào dòng sông chính Bắc Hưng Hải.

Cống thoát nước ở khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư chảy ra sông Cầu Bây xả trực tiếp vào dòng sông chính Bắc Hưng Hải.

Khu công nghiệp Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên có một cống Ngọc Đà xả ra dòng chính, xung quanh còn có nhiều cống xả thải phụ.

Khu công nghiệp Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên có một cống Ngọc Đà xả ra dòng chính, xung quanh còn có nhiều cống xả thải phụ.

 Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường (C05) và công an 4 địa phương đã xử lý hàng trăm vụ việc, xử phạt vi phạm hành chính gần 28 tỷ đồng. Các địa phương cũng chủ động tích hợp công trình xử lý nước thải tập trung vào quy hoạch tỉnh. Nhờ vậy, chất lượng nước đã được cải thiện, một số thông số ô nhiễm đã giảm, tuy nhiên, mức độ ô nhiễm vẫn ở mức cao, đặc biệt vào mùa khô. Nguyên nhân là do lượng nước thải sinh hoạt, nước thải làng nghề, cụm công nghiệp không được thu gom, xử lý, vẫn xả thẳng ra hệ thống thủy lợi này. Trong ảnh là Trạm bơm Như Quỳnh lấy nước từ sông Bắc Hưng Hải tưới cho đồng ruộng của tỉnh Bắc Ninh, dòng nước đen kịt bốc mùi hôi thối.

Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường (C05) và công an 4 địa phương đã xử lý hàng trăm vụ việc, xử phạt vi phạm hành chính gần 28 tỷ đồng. Các địa phương cũng chủ động tích hợp công trình xử lý nước thải tập trung vào quy hoạch tỉnh. Nhờ vậy, chất lượng nước đã được cải thiện, một số thông số ô nhiễm đã giảm, tuy nhiên, mức độ ô nhiễm vẫn ở mức cao, đặc biệt vào mùa khô. Nguyên nhân là do lượng nước thải sinh hoạt, nước thải làng nghề, cụm công nghiệp không được thu gom, xử lý, vẫn xả thẳng ra hệ thống thủy lợi này. Trong ảnh là Trạm bơm Như Quỳnh lấy nước từ sông Bắc Hưng Hải tưới cho đồng ruộng của tỉnh Bắc Ninh, dòng nước đen kịt bốc mùi hôi thối.

 Ghi nhận tại trạm bơm này dòng nước có màu đen kịt, ô nhiễm nghiêm trọng, tôm cá không thể sinh sống. Theo Báo cáo hiện trường môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2020, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải ô nhiễm nhất trong lưu vực sông Hồng - Thái Bình với 90% điểm quan trắc cho thấy chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, vi sinh vật vượt ngưỡng quy chuẩn.

Ghi nhận tại trạm bơm này dòng nước có màu đen kịt, ô nhiễm nghiêm trọng, tôm cá không thể sinh sống. Theo Báo cáo hiện trường môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2020, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải ô nhiễm nhất trong lưu vực sông Hồng - Thái Bình với 90% điểm quan trắc cho thấy chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, vi sinh vật vượt ngưỡng quy chuẩn.

Sông Cầu Bây, một nhánh sông thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải nhìn trên cao như một dải lụa dài nhưng với màu đen kịt. Để cải thiện tình trạng ô nhiễm hệ thống Bắc Hưng Hải, các địa phương đề nghị Trung ương bố trí nguồn lực đầu tư cho các công trình xử lý nước thải tập trung, chú trọng các khu đô thị cũ ven sông. Ngoài ra, tăng cường phối hợp giữa các địa phương đầu nguồn và cuối nguồn, vận hành điều tiết nguồn nước hợp lý để đảm bảo sinh hoạt, sản xuất cho người dân. Các địa phương đề nghị Hà Nội – nơi đầu nguồn của hệ thống, phải quyết tâm xử lý các nguồn gây ô nhiễm.

Sông Cầu Bây, một nhánh sông thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải nhìn trên cao như một dải lụa dài nhưng với màu đen kịt. Để cải thiện tình trạng ô nhiễm hệ thống Bắc Hưng Hải, các địa phương đề nghị Trung ương bố trí nguồn lực đầu tư cho các công trình xử lý nước thải tập trung, chú trọng các khu đô thị cũ ven sông. Ngoài ra, tăng cường phối hợp giữa các địa phương đầu nguồn và cuối nguồn, vận hành điều tiết nguồn nước hợp lý để đảm bảo sinh hoạt, sản xuất cho người dân. Các địa phương đề nghị Hà Nội – nơi đầu nguồn của hệ thống, phải quyết tâm xử lý các nguồn gây ô nhiễm.

Người dân sinh sống quanh khu vực cho biết, những ngày nắng nóng oi bức, mùi hôi thối bốc lên rất khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã giao đơn vị chuyên môn của Bộ tiếp tục tìm đúng nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể gắn với các Bộ, ngành, địa phương. Bộ trưởng cũng đề nghị nếu cần thiết sẽ thành lập Ban quản lý lưu vực sông và trao quyền, gắn trách nhiệm đối với lãnh đạo UBND tỉnh để có sự vào cuộc quyết liệt và phối hợp, gắn kết tốt giữa các địa phương.

Người dân sinh sống quanh khu vực cho biết, những ngày nắng nóng oi bức, mùi hôi thối bốc lên rất khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã giao đơn vị chuyên môn của Bộ tiếp tục tìm đúng nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể gắn với các Bộ, ngành, địa phương. Bộ trưởng cũng đề nghị nếu cần thiết sẽ thành lập Ban quản lý lưu vực sông và trao quyền, gắn trách nhiệm đối với lãnh đạo UBND tỉnh để có sự vào cuộc quyết liệt và phối hợp, gắn kết tốt giữa các địa phương.

Bên cạnh đó, Bộ TN&MT sẽ ban hành kế hoạch phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, phối hợp chặt chẽ với Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường để khoanh vùng và có phương án giám sát đặc biệt đối với những nguồn phát thải cao, có nguy cơ gây ô nhiễm trên toàn hệ thống Bắc Hưng Hải. Trong đó, tính toán đến phương án dùng ảnh viễn thám kết hợp số liệu quan trắc tự động để phục vụ giám sát. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cũng đề nghị các địa phương cần sớm triển khai các kế hoạch thực hiện quy hoạch của địa phương trong công tác bảo vệ môi trường, xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, rác thải, thực hiện quy hoạch làng nghề.

Bên cạnh đó, Bộ TN&MT sẽ ban hành kế hoạch phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, phối hợp chặt chẽ với Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường để khoanh vùng và có phương án giám sát đặc biệt đối với những nguồn phát thải cao, có nguy cơ gây ô nhiễm trên toàn hệ thống Bắc Hưng Hải. Trong đó, tính toán đến phương án dùng ảnh viễn thám kết hợp số liệu quan trắc tự động để phục vụ giám sát. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cũng đề nghị các địa phương cần sớm triển khai các kế hoạch thực hiện quy hoạch của địa phương trong công tác bảo vệ môi trường, xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, rác thải, thực hiện quy hoạch làng nghề.

Trọng Tài - Hoài Nguyễn

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/dai-thuy-nong-lon-nhat-mien-bac-mon-moi-cho-giai-cuu-post1641124.tpo