Nguyên liệu làm bánh chưng, bánh tét phải là loại tươi ngon, gạo nếp dẻo, đỗ xanh đãi sạch vỏ, thịt ba chỉ ướp tiêu, thêm ít thảo quả cho dậy mùi - Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Để có bánh thơm ngon, phải chọn nếp loại thơm, đều hạt và dẻo. Sau đó giã trắng, sàng kỹ tấm cám, không lẫn gạo hay bông cỏ, hạt cát. Trước khi làm bánh, nếp được ngâm kỹ, để ráo nước - Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Nhân đậu xanh được chọn từ loại đậu xanh mỡ, cũng được ngâm kỹ - Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Nhân đậu xanh đem nấu chín cùng một vài loại gia vị để tạo độ đậm đà - Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Thịt lợn được thái miếng dài, ướp đều với tiêu, hành, muối - Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Lá để dùng gói bánh thường lá dong, lá chuối sứ bản to, dày dặn và không dễ rách. Sau khi rửa sạch, lau khô, lá được xếp thành từng lớp để gói bánh - Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Gói bánh là công đoạn quan trọng nhất để tạo hình dáng cho bánh, do vậy người có kinh nghiệm sẽ trực tiếp gói bánh bảo đảm hình dáng đẹp, kín để không ngấm nước khi luộc - Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Nếu như bánh chưng thường dùng khuôn để định hình thì bánh tét phụ thuộc vào bàn tay điêu luyện và kinh nghiệm lâu năm của người gói - Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Khi gói bánh tét, để nhân bánh nằm đúng trung tâm. Đòn bánh gói đẹp giữ vững hình trụ tròn đều, lạt buộc đều nhau - Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Công đoạn luộc bánh cũng là một bước quan trọng. Để bánh được chín đều, hạt nếp không bị sống, phải giữ lửa cháy đều trong vòng 12 tiếng. Trong quá trình luộc, phải thay nước để bánh không bị cháy, lá gói bánh không bị úa màu - Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Cứ mỗi độ Xuân về, trong mỗi nếp nhà người Việt không thể thiếu hương vị bánh chưng, bánh tét truyền thống - Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Bởi vậy, các cụ thường nói 'thấy bánh chưng là thấy Tết', trong nhà không có bánh chưng, bánh tét là thiếu đi hương vị Tết cổ truyền của dân tộc - Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Nhật Anh