Đan hương dệt vị trà sen Tây Hồ

Khi những vạt nắng chói gắt của mùa hè đổ xuống, độ trung tuần tháng 6, là lúc sen Hà Nội rộ hương.

Hà Nội có sen Bách Diệp, giống sen quý được trồng ở vùng đất Tây Hồ. Có lẽ nhờ vào thổ nhưỡng, khí hậu, đặc biệt là nguồn nước mà từ bao đời nay, Hồ Tây trồng được giống sen bông lớn, cánh dày, xếp đều đặn theo từng lớp bao bọc lấy nhụy, đài và gạo sen, giữ cho sen một mùi thơm thuần khiết, ngát đượm.

Khi những vạt nắng tròn trịa của mùa hè đổ xuống một màu vàng tươi lảnh lót khắp không gian độ trung tuần tháng 6, cũng là lúc sen Hà Nội rộ hương.

Từ bao giờ, sen có có mặt tại Tây Hồ thì chẳng ai rõ chính xác. Chỉ biết rằng, người Hồ Tây nói riêng, người Hà Nội nói chung vẫn chỉ nhắn nhủ nhau rằng, từ thời các cụ đã có giống sen này hoặc nghe các cụ kể rằng sen có từ lâu lắm rồi. Cứ thế sen có sức sống tiềm tàng, song hành cùng người Việt qua bao thời gian. Sen ở trogn đầm, sen ở trong trà. Nghề làm trà sen chỉ có ở Tây Hồ.

Khi những vạt nắng tròn trịa của mùa hè đổ xuống một màu vàng tươi lảnh lót khắp không gian độ trung tuần tháng 6, cũng là lúc sen Hà Nội rộ hương.

Khi những vạt nắng tròn trịa của mùa hè đổ xuống một màu vàng tươi lảnh lót khắp không gian độ trung tuần tháng 6, cũng là lúc sen Hà Nội rộ hương.

Theo kinh nghiệm người xưa để lại, những chủ đầm phải nhẹ nhàng chèo con thuyền nhỏ len lỏi khắp hồ hái những đóa sen vừa chớm nở từ sáng sớm, khi ánh nắng ban mai chưa kịp chiếu rọi, Bởi đây là thời điểm hoa sen đạt chất lượng tốt nhất với hương thơm ngào ngạt nhất. Những chiếc thuyền rẽ lá, len lỏi giữa vô vàn thân sen thẳng tắp để chọn lựa những bông sen đủ độ hương.

Sen vào vụ, những người trồng sen lúc nào cũng luôn tay luôn chân, nhà nào cũng vất vả. Những bông sen được bó lại ngay trên cầu, trên thuyền nườm nượp khách hàng mua hoa.

Sen Tây Hồ còn hội tủ đủ những tinh túy của đất trời với mùi hương thơm mát. Sau một đêm ngậm sương, mùi hương của hoa sen càng ngát, càng đượm. Sen vào vụ cũng là lúc những người phụ nữ vùng đất Tây Hồ gác lại mọi việc để đan hương cho trà.

Những bông sen được bó lại ngay trên cầu, trên thuyền.

Những bông sen được bó lại ngay trên cầu, trên thuyền.

Trong nhiều ngôi nhà của vùng sen Bách Diệp, nghề làm trà sen đã được kế thừa từ đời này qua đời khác, truyền cho những người phụ nữ Tây Hồ sinh ra giữa đất trồng sen. Ở ngôi làng Quảng Bá, bà Đàm Thị Oanh là đời thứ ba nối nghề đan hương dệt vị cho trà. Làm trà sen là một phần của sự khéo léo, một phần của nếp nhà trong mỗi gia đình người Hà Nội. Mỗi buổi sáng, nhà bà Oanh luôn rộn ràng tiếng nói và cả mùi thơm thoang thoảng, mát thanh của những bông sen Tây Hồ.

Sen được mang về hàng nghìn bông mỗi ngày. Nghề làm trà sen tuy không nặng nhọc nhưng cũng không thể gọi là nhàn nhã. Người làm sen cần luôn tay để níu giữ mùi hương nồng đượm của sen.

Vào vụ, nhà bà Loan luôn nhộn nhịp người vào, người ra. Cả những người đàn ông trong gia đình đều cùng chung tay tách sen. Công việc tách sen những tưởng chỉ dành cho phụ nữ, thực tế vẫn cần có sự hỗ trợ của đàn ông. Những người đàn ông nhà bà Loan rất thành thục với công việc tách sen.

Dù tách lá nhưng vẫn phải giữ hương cho sen. Có như thế mới đảm bảo mùi thơm đượm khi ghép trà.

Dù tách lá nhưng vẫn phải giữ hương cho sen. Có như thế mới đảm bảo mùi thơm đượm khi ghép trà.

Làm nghề bao năm, song mỗi khi có mẻ trà mới, nhà bà Oanh thường cùng nhau thưởng thức. Đó vừa là cách để thẩm vị trà, vừa là dịp để mọi người trong gia đình sum họp. Ấm trà sen là sự kết nối tình thân của người Hà Nội.

Nghề truyền thống bao giờ cũng đòi hỏi những kỹ thuật và nghiêm luật khắt khe, đặc biệt đối với cách dệt hương cho trà. Nâng niu một cách cẩn thận, những bông sen được tách cánh sẽ lần lượt được tách cơm sen. Các động tác tưởng như giản đơn cũng được truyền dạy một cách tỉ mỉ. Nghề làm trà sen cần những kỹ thuật như thế.

Nghề không nặng nhọc nhưng lại cần sự tỉ mỉ và khéo léo. Chỉ những người phụ nữ mới đủ kiên nhẫn, đủ khéo léo để làm trà, giữ vị sen truyền thống. Bởi vậy, dù giá đất Tây Hồ đắt đỏ, đời sống người dân được nâng cao nhưng trong nhiêu căn nhà, nghề làm trà sen vẫn được duy trì như là một nếp nhà từ bao đời nay.

Chỉ những người phụ nữ mới đủ kiên nhẫn, đủ khéo léo để làm trà, giữ vị sen truyền thống.

Chỉ những người phụ nữ mới đủ kiên nhẫn, đủ khéo léo để làm trà, giữ vị sen truyền thống.

Những mẻ cơm sen sàng sạch sẽ, trắng tinh và thơm mẩy được nhẹ nhàng ghép hương cùng với trà. Mỗi người phụ nữ sẽ có những bí quyết riêng để việc đan hương dệt vị được lưu giữ lâu nhất.

Vẫn là cách ướp một lớp trà, một lớp cơm sen, nhưng dùng loại trà gì và lượng sen bao nhiêu lại tùy thuộc vào bàn tay của người phụ nữ. Sự tỉ mỉ là cách dệt hương cho trà. Càng dệt khéo, càng nhiều lần thì hương sen càng đan chặt với trà. Với hương trà sen của gia đình bà Loan, mỗi mẻ trà, bà ướp tới 8 lần.

Nếu những vị trà Thái Nguyên, trà San Tuyết ghép cùng sen thường được coi là vị truyền thống thì bạch trà, hoàng trà lại là sự mới lạ trong cách dệt hương sen của người phụ nữ Tây Hồ.

Sen vào vụ được đan hương cùng trà là hương vị được khách hàng tìm kiếm nhiều nhất.

Sen vào vụ được đan hương cùng trà là hương vị được khách hàng tìm kiếm nhiều nhất.

Trong nhiều hiên trà, những ấm trà ướp hương bao giờ cũng được khách hàng chú ý. Đặc biệt là trà sen. Sen vào vụ được đan hương cùng trà là hương vị được khách hàng tìm kiếm nhiều nhất.

Tiếp nối nghề của mẹ, chị Trần Thúy Quỳnh không chỉ nắm giữ những bí quyết của nghề mà còn mong muốn đưa hương trà cùng nghệ thuật uống trà giới thiệu tới du khách và bạn bè quốc tế. Từ đó, chị đã mở một quán trà sen. Những buổi giới thiệu về sen, về trà chị Quỳnh tổ chức tại quán thường được các du khách rất yêu thích khi đến với Hà Nội. Họ tò mò về một cách đan hương dêt vị độc đáo mà có lẽ chỉ có ở Việt Nam, chỉ những người phụ nữ Hà Nội mới có thể làm nên điều kỳ diệu đến thế.

Thưởng thức trà sen Tây Hồ, chị Amily Shen, một du khách Đài Loan chia sẻ: "Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng hoa sen lại có thể được dùng để làm trà. Bởi vậy, khi đến Việt Nam và được ăn hạt sen, được uống trà sen, tôi thấy nó rất gần gũi với cuộc sống của mình, rất ngon."

Tinh túy của đất trời hội tụ trong những bông sen Bách Diệp. Đó là sản vật quý mà tạo hóa ban tặng cho riêng vùng đất Tây Hồ Hà Nội. Đáp lại tấm chân tình đó, người Hà Nội tự bao giờ cũng đã khéo léo và đầy tỉ mẩn, nhẹ nhàng đan hương dệt vị sen cùng mỗi cánh trà khi mùa sen đến...

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/dan-huong-det-vi-tra-sen-tay-ho-250227.htm