Đánh giá diện rộng quốc gia học sinh cuối cấp
Chương trình Đánh giá diện rộng quốc gia kết quả học tập của học sinh lớp 5, 9, 12 năm học 2019-2020 đã chọn mẫu ngẫu nhiên và tổ chức đánh giá trên gần 57.000 học sinh của ba khối lớp 5, 9, 12; gần 51.000 phụ huynh học sinh; hơn 5.200 giáo viên, 1.029 hiệu trưởng, của 1.029 trường tiểu học, THCS, THPT của 63 tỉnh thành.
Chương trình Đánh giá diện rộng quốc gia kết quả học tập của học sinh lớp 5, 9, 12 năm học 2019-2020 đã chọn mẫu ngẫu nhiên và tổ chức đánh giá trên gần 57.000 học sinh của ba khối lớp 5, 9, 12; gần 51.000 phụ huynh học sinh; hơn 5.200 giáo viên, 1.029 hiệu trưởng, của 1.029 trường tiểu học, THCS, THPT của 63 tỉnh thành.
Chương trình Đánh giá diện rộng quốc gia kết quả học tập của học sinh lớp 5, 9, 12 năm học 2019-2020 là một trong những cấu phần của dự án RGEP tham mưu xây dựng chính sách để phát triển bền vững Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Chương trình được thực hiện trong hai năm. Trong đó, năm 2019 là xây dựng, thử nghiệm và chuẩn bị công cụ khảo sát, đánh giá diện rộng. Năm 2020 thực hiện khảo sát chính thức; phân tích xử lý dữ liệu và báo cáo; khảo sát thử nghiệm ba môn lớp 12 và xây dựng ngân hàng câu hỏi bổ sung.
Chương trình có mục tiêu chính là đánh giá năng lực của học sinh đang học chương trình hiện hành so với chuẩn đầu ra mong đợi của Chương trình giáo dục phổ thông mới để có những giải pháp bổ sung, điều chỉnh, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho học sinh khi chuyển sang học Chương trình giáo dục phổ thông mới, nhất là học sinh lớp 5 sẽ bắt đầu học vào năm học 2021-2022, học sinh lớp 9 sẽ học từ năm học 2022-2023. Chương trình đồng thời nghiên cứu những yếu tố có ảnh hưởng kết quả học tập của học sinh, như: hệ thống chính sách; các điều kiện giảng dạy - học tập…
Với mục tiêu trên, chương trình đã tổ chức đánh giá (chọn mẫu ngẫu nhiên) trên gần 57.000 học sinh của ba khối lớp 5, 9, 12; gần 51.000 phụ huynh học sinh; hơn 5.200 giáo viên, 1.029 Hiệu trưởng, của 1.029 trường tiểu học, THCS, THPT trên 63 tỉnh thành.
Theo công bố của Bộ GD-ĐT kết quả đánh giá của, cho thấy Chương trình Giáo dục phổ thông mới có sự kế thừa và giao thoa tốt với Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Đa số học sinh của chương trình hiện nay nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản và vận dụng vào giải quyết tình huống thực tiễn quen thuộc, hoặc tương đối phức tạp. Học sinh nữ có kết quả học tập tốt hơn học sinh nam ở hầu hết các môn học, các khối lớp; mức độ đạt chuẩn yêu cầu của chương trình mới giữa học sinh các vùng miền có sự khác biệt…
Cục Phó Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT Phạm Quốc Khánh cho biết, để thực hiện hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông mới, chương trình đánh giá khuyến nghị tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo yêu cầu của chương trình mới, đổi mới hoạt động quản trị nhà trường. Việc nâng cấp hệ thống học liệu, cơ sở vật chất phục vụ dạy học cần được quan tâm đầu tư hơn, bên cạnh việc xây dựng và thực thi một số biện pháp gắn kết giữa cha mẹ học sinh với nhà trường trong hoạt động hỗ trợ giáo dục học sinh…
Thứ trưởng GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ yêu cầu trong thời gian tới cần tiếp tục duy trì và nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về đánh giá diện rộng nói riêng và hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục nói chung. Đặc biệt, các kết quả, phân tích của hoạt động đánh giá cần được nghiên cứu sâu, kỹ lưỡng, để đưa ra những đề xuất giải pháp giúp thực hiện hiệu quả và phát triển bền vững chương trình. Thứ trưởng cũng cho biết thêm tới đây sẽ có hướng dẫn các nhà trường tổ chức việc dạy học cho học sinh lớp 5, lớp 9 để có bước chuyển tiếp sang học Chương trình giáo dục phổ thông mới hiệu quả.