Danh tướng hộ giá 2 vua, dám mắng giặc bằng câu nói bất hủ

'Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc' của danh tướng Trần Bình Trọng thời Trần là một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

 Danh tướng Trần Bình Trọng (1259 - 1285) là tướng thời Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho hai vua Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai.

Danh tướng Trần Bình Trọng (1259 - 1285) là tướng thời Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho hai vua Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai.

Sử sách chép rằng, Trần Bình Trọng là hậu duệ của vua Lê Đại Hành. Do cha làm quan lập công lớn nên được nhà vua ban cho quốc tính (mang theo họ vua) nên Trần Bình Trọng mang họ Trần, thay vì mang họ Lê.

Sử sách chép rằng, Trần Bình Trọng là hậu duệ của vua Lê Đại Hành. Do cha làm quan lập công lớn nên được nhà vua ban cho quốc tính (mang theo họ vua) nên Trần Bình Trọng mang họ Trần, thay vì mang họ Lê.

Câu chuyện Trần Bình Trọng hy sinh oanh liệt sau lời mắng giặc ngoại xâm xảy ra dưới thời vua Trần Nhân Tông, trong cuộc chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2.

Câu chuyện Trần Bình Trọng hy sinh oanh liệt sau lời mắng giặc ngoại xâm xảy ra dưới thời vua Trần Nhân Tông, trong cuộc chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2.

Đó là tháng 1/ 1285, năm mươi vạn quân Nguyên - Mông do Trấn Nam vương Thoát Hoan, con trai của Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt cầm đầu chia quân làm ba cánh tấn công xâm lược Đại Việt.

Đó là tháng 1/ 1285, năm mươi vạn quân Nguyên - Mông do Trấn Nam vương Thoát Hoan, con trai của Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt cầm đầu chia quân làm ba cánh tấn công xâm lược Đại Việt.

Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương và vua Trần giao cho nhiệm vụ: giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc, ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên, để đoàn quân nhà Trần rút lui an toàn và bí mật.

Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương và vua Trần giao cho nhiệm vụ: giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc, ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên, để đoàn quân nhà Trần rút lui an toàn và bí mật.

Đã có nhiều ghi chép về trận đánh không cân sức này nhưng đây lại là chiến thắng then chốt đảm bảo cho bộ chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến là các vua Trần và Hưng Đạo Vương rút lui an toàn, bí mật, không để lại dấu vết và là một chiến công rất lớn.

Đã có nhiều ghi chép về trận đánh không cân sức này nhưng đây lại là chiến thắng then chốt đảm bảo cho bộ chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến là các vua Trần và Hưng Đạo Vương rút lui an toàn, bí mật, không để lại dấu vết và là một chiến công rất lớn.

Với sự chênh lệch quá lớn về quân số (vài nghìn so với chục vạn quân địch), Trần Bình Trọng đã sử dụng lối đánh cảm tử, chấp nhận hy sinh đến người lính cuối cùng nhưng đồng thời phải kéo dài được về mặt thời gian, gây lên sự khiếp đảm cho đại quân Nguyên - Mông.

Với sự chênh lệch quá lớn về quân số (vài nghìn so với chục vạn quân địch), Trần Bình Trọng đã sử dụng lối đánh cảm tử, chấp nhận hy sinh đến người lính cuối cùng nhưng đồng thời phải kéo dài được về mặt thời gian, gây lên sự khiếp đảm cho đại quân Nguyên - Mông.

Trong trận huyết chiến không cân sức, Trần Bình Trọng đã chiến đấu vô cùng dũng cảm, thương tích đầy mình và bị giặc bắt.

Trong trận huyết chiến không cân sức, Trần Bình Trọng đã chiến đấu vô cùng dũng cảm, thương tích đầy mình và bị giặc bắt.

Tướng giặc tìm mọi cách vừa dọa nạt, dụ dỗ để moi thông tin. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất Bắc không, Trần Bình Trọng khẳng khái trả lời: Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”.

Tướng giặc tìm mọi cách vừa dọa nạt, dụ dỗ để moi thông tin. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất Bắc không, Trần Bình Trọng khẳng khái trả lời: Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”.

Đó là một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Câu nói đã trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc.

Đó là một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Câu nói đã trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc.

Không thể khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên - Mông đã phải giết ông vào ngày 21 tháng Giêng năm Ất Dậu (26/2/1285). Năm ấy, Trần Bình Trọng mới có 26 tuổi.

Không thể khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên - Mông đã phải giết ông vào ngày 21 tháng Giêng năm Ất Dậu (26/2/1285). Năm ấy, Trần Bình Trọng mới có 26 tuổi.

Cuộc chiến chống giặc Nguyên Mông lần thứ 2 thắng lợi ròn rã có một phần công đóng góp không nhỏ của Trần Bình Trọng. Bởi thế, khi xét công trạng, vua Nhân Tông đã truy phong ông là Bảo nghĩa vương.

Cuộc chiến chống giặc Nguyên Mông lần thứ 2 thắng lợi ròn rã có một phần công đóng góp không nhỏ của Trần Bình Trọng. Bởi thế, khi xét công trạng, vua Nhân Tông đã truy phong ông là Bảo nghĩa vương.

Ca ngợi công lao của Bảo nghĩa vương Trần Bình Trọng, học giả Phan Kế Bính ca ngợi: Giỏi thay Trần Bình Trọng/ Dõng dõi Lê Đại Hành/ Đánh giặc dư tài mạnh/ Thờ vua một tiết trung/ Bắc vương thác mà nhục/ Nam quỷ thác cũng vinh/ Cứng cỏi lòng trung nghĩa/ Ngàn thu tỏ đại danh.

Ca ngợi công lao của Bảo nghĩa vương Trần Bình Trọng, học giả Phan Kế Bính ca ngợi: Giỏi thay Trần Bình Trọng/ Dõng dõi Lê Đại Hành/ Đánh giặc dư tài mạnh/ Thờ vua một tiết trung/ Bắc vương thác mà nhục/ Nam quỷ thác cũng vinh/ Cứng cỏi lòng trung nghĩa/ Ngàn thu tỏ đại danh.

Tưởng nhớ công ơn và cảm khí tiết của Bảo nghĩa vương Trần Bình Trọng, ngày nay, tên của ông được đặt cho nhiều đường, phố ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Tưởng nhớ công ơn và cảm khí tiết của Bảo nghĩa vương Trần Bình Trọng, ngày nay, tên của ông được đặt cho nhiều đường, phố ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Mời độc giả xem video:Thử nghiệm đồ bảo hộ chống nóng cho nhân viên y tế trong tâm dịch. Nguồn: VTV24.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/danh-tuong-ho-gia-2-vua-dam-mang-giac-bang-cau-noi-bat-hu-1553316.html