Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Long An năm 2024

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Long An năm 2024, giúp các em học sinh tham khảo, dễ dàng so sánh với kết quả bài thi vào lớp 10 của mình thuận tiện hơn.

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Long An năm 2024

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Long An được tổ chức trong 2 ngày (06 và 07/6/2024). Bài thi vào lớp 10 môn Văn Long An theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài 120 phút, tổ chức thi sáng ngày 6/6.

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Long An năm 2024

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Phép lặp: Trí tuệ giống như.

Câu 2.

Lời dẫn trực tiếp: Trí tuệ là nguồn cội hạnh phúc của con người.

Câu 3.

Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân và có lí giải phù hợp.

Gợi ý:

- Đồng tình với quan điểm.

- Vì khi có trí tuệ ta sẽ thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả; hiểu được những giá trị cuộc sống, đem lại niềm vui, sự hạnh phúc cho bản thân và khi đó ta cũng đem lại hạnh phúc cho người xung quanh.

Câu 4

Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 150 chữ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được tầm quan trọng của trí tuệ với con người.

1. Giới thiệu vấn đề: tầm quan

2. Bàn luận

- Trí tuệ là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc.

- Tầm quan trọng của trí tuệ:

+ Có trí tuệ sẽ giúp ta có cái nhìn đúng đắn về mỗi sự việc từ đó dẫn đến sẽ có hành động đúng.

+ Có trí tuệ sẽ giúp ta vươn đến thành công một cách dễ dàng.

+ Có trí tuệ giúp ta hiểu được giá trị bản thân.

+...

HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp

3. Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.

II. LÀM VĂN

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Nêu đoạn trích

II. Thân bài

1. Giới thiệu chung

Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh

Nội dung đoạn trích: Cơ sở hình thành tình đồng chí

2. Phân tích

a. Tình đồng chí của người lính bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân:

– Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của anh và tôi – của những người lính Cách mạng:

“Quê hương tôi nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

+ Thành ngữ “nước mặn đồng chua”, hình ảnh “đất cày lên sỏi đá”

+ Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện

Các anh ra đi từ những miền quê nghèo đói, lam lũ – miền biển nước mặn, trung du đồi núi, và gặp gỡ nhau ở tình yêu Tổ quốc lớn lao. Các anh là những người nông dân mặc áo lính – đó là sự đồng cảm về giai cấp.

– Cũng như giọng thơ, ngôn ngữ thơ ở đây là ngôn ngữ của đời sống dân dã, mộc mạc:

“Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”.

=> Đến từ mọi miền đất nước, vốn là những người xa lạ, các anh đã cùng tập hợp trong một đội ngũ và trở nên thân quen.

b. Cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

– Điệp từ, hình ảnh sóng đôi mang ý nghĩa tượng trưng.

=> Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu, các anh đã cùng tập hợp dưới quân kì, cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.

c. Cùng chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn:

– Mối tính tri kỉ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng một hìn ảnh cụ thể, giản dị, gợi cảm:

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

– Chính trong những ngày gian khó, các anh đã trở thành tri kỉ của nhau,để cùng chung nhau cái giá lạnh mùa đông, chia nhau cái khó khăn trong một cuộc sống đầy gian nan.

3. Đánh giá chung

Thể thơ tự do với những câu dài ngắn đan xen đã giúp cho nhà thơ diễn tả hiện thực và bộc lộ cảm xúc một cách linh hoạt.

Hình ảnh thơ cụ thể, xác thực mà giàu sức khái quát.Ngôn ngữ thơ hàm súc,cô đọng,giàu sức biểu cảm

III. Kết bài: Khẳng định lại giá trị bài thơ

Bài văn tham khảo

Mở bài

Chính Hữu là cây bút thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Vốn là một người lính nên các tác phẩm của ông chủ yếu viết về đề tài chiến tranh và người lính với giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết, ngôn ngữ hình ảnh thơ chọn lọc, cô đọng gợi nhiều ý nghĩa biểu tượng sâu xa. “Đồng chí” là một tác phẩm như vậy. Đến với những câu thơ nói về cơ sở, biểu hiện và ý nghĩa biểu tượng của tình đồng chí, ta nhận ra được vẻ đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp.

Bài thơ được viết vào năm 1948 Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp trong đó có đoạn thơ:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí !”

Đoạn thơ là lời lý giải về cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội của những người lính.

Thân bài

Tình đồng chí đồng đội của người lính bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó, tương đồng về giai cấp tình đồng chí, đồng đội nảy sinh khi cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí, đồng đội nảy nở trong sự chan hòa chia sẻ của mọi gian lao thiếu thốn của cuộc kháng chiến.

Trước hết ở đoạn thơ này, người đọc thấy được tình đồng chí, đồng đội của người lính bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó.

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Hai câu thơ với giọng điệu thơ thủ thỉ, tâm tình (quê hương anh, làng tôi) đã gợi ra tình cảm thiết tha. Hình ảnh “quê hương anh”, “ làng tôi” hiện lên với bao nỗi vất vả, gian lao “Nước mặn, đồng chua” là vùng đất ven biển nhiễm phèn khó làm ăn. “ đất cày lên sỏi đá” là vùng đất trung du, đồi núi, đất đã bị ong hóa, khó canh tác. Với việc sử dụng 2 thành ngữ tác giả khiến người đọc hình dung quê hương anh quê hương của những người lính là những vùng quê nghèo khó, lam lũ, hai câu thơ có cấu trúc sóng đôi, đối xứng “quê hương anh, làng tôi” chỉ nói về đất đai mối quan tâm hàng đầu của những người nông dân, nhưng đã diễn ra sự tương đồng với cảnh ngộ xuất thân nghèo khó, tương đồng với giai cấp nông dân. Chính vì vậy những người lính còn được gọi là cái tên thân thương người nông dân mặc áo lính.

Tình đồng chí, đồng đội của những người lính còn bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng và giai cấp. Họ cùng là giai cấp nông dân. Chính điều đó đó cùng với mục đích, lý tưởng chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ đội quân cách mạng và trở nên thân thiết với nhau.

“Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Cụm từ “anh với tôi” và từ “đôi” chỉ hai người, hai đối tượng không thể tách rời, kết hợp với từ “xa lạ” làm cho ý thơ được nhấn mạnh hơn. “Tự phương trời” chẳng quen nhau nhưng cùng thời, cùng tham gia chiến đấu, giữa họ nảy nở một thứ tình cảm cao đẹp tình đồng chí, đồng đội.

Tình đồng chí, đồng đội còn được nảy sinh khi cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu.

“Súng bên súng đầu sát bên đầu”

“Súng và đầu” là hình ảnh tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu và lý tưởng cao đẹp trong một câu thơ từ “súng” và từ “đầu” được lặp lại hai lần tạo hai vế cân xứng, thể hiện sự gắn bó của những người lính. Điều đó càng chứng tỏ tình đồng chí là sự gắn kết trọn vẹn cả về ý chí, lí tưởng mục đích cao cả chiến đấu giành độc lập tự do.

Cũng ở đoạn thơ này ta thấy được tình đồng chí, đồng đội nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, nỗi buồn đó là mối tình tri kỷ của những người bạn chí cốt mà tác giả biểu hiện cụ thể, một hình ảnh giản dị và hết sức gợi cảm “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. “Chung chăn” có nghĩa là chung cái khó khăn, khắc nghiệt của cuộc đời người lính, nhất là chung hơi ấm để vượt qua cái lạnh. Chính điều đó khiến họ trở thành đôi tri kỷ. Từ “đôi” thể hiện sự than thiết, gắn bó của những người lính.

Khổ thơ được kết thúc bằng một câu thơ hết sức đăc biệt

Đồng chí!

Câu thơ chỉ có hai tiếng và kết thúc bằng dấu chấm than tạo một nốt nhấn, vang lên như một sự phát hiện, lời khẳng định. Đồng thời như một chiếc bản lề khép mở sự lí giải cội nguồn của tình đồng chí ở sáu câu thơ trước với những biểu hiện, sức mạnh của tình đồng chí trong những câu thơ tiếp theo của bài thơ. Nếu coi bài thơ như một cơ thể sống thì hai tiếng “Đồng chí” như một trái tim hồng nuôi sống cả bài thơ. Nó có sức vang dội và ngân nga mãi trong lòng người đọc. Chính Hữu đã từng tâm sự rằng: “Những năm đầu cách mạng từ “đồng chí” mang ý nghĩa thiêng liêng và máu thịt vô cùng. Nơi khó khăn, cuộc sống của người này trở nên cần thiết với người kia. Một người có thể thay thế cho gia đình, cho cha mẹ, vợ con đối với một người khác. Hơn nữa, họ còn bảo vệ nhau trước mũi súng của kẻ thù, cùng nhau đi qua cái chết, chống lại cái chết, cùng nhau thực hiện một lí tưởng cách mạng. Đó là ý nghĩa thiêng liêng của tình đồng chí bấy giờ”.

Như vây, bằng những ngôn từ giản dị, mộc mạc, chân thực, tự nhiên mà hàm súc, cô đọng, hình ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén, nhiều phép tu từ đặc sắc, đoạn thơ đã làm nổi bật những cơ sở hình thành tình đồng chí. Tình đồng chí là một tình cảm cao đẹp. Nó được hình thành từ long đồng cảm giai cấp, từ sự đồng điệu về nhiệm vụ, lí tưởng và hơn cả là được nảy nở từ trong những gian lao vất vả .Thông qua đoạn thơ, chúng ta nhận ra ở nhà thơ Chính Hữu là một sự trân trọng đặc biệt dành cho tình cảm cao đẹp ấy và cũng là dành cho những người lính bộ đội cụ Hồ.

Kết bài

Đoạn thơ đã lý giải về cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội, đồng thời làm nên hiện lên hình ảnh giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất khó khăn, thiếu thốn. Viết về đề tài người lính trong chiến tranh không có tiếng súng nhưng tình cảm của người lính, tình đồng chí, đồng đội của người lính vẫn cao cả hào hung, tình đồng chí, đồng đội là bản chất cách mạng của anh bộ đội Cụ Hồ.

Hùng Cường

Nguồn Đắk Nông: https://baodaknong.vn/dap-an-de-thi-vao-lop-10-mon-ngu-van-tinh-long-an-nam-2024-215485.html