Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Quảng Ninh năm 2024

Dưới đây là đáp án, đề thi Ngữ văn vào lớp 10 tỉnh Quảng Ninh để phụ huynh, học sinh tham khảo.

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Quảng Ninh năm 2024

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 tỉnh Quảng Ninh diễn ra từ ngày 1 đến 3/6. Kỳ thi tổ chức thi 3 môn chung: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Pháp); 10 môn chuyên: Toán, Tin học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc và Tiếng Pháp.

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Quảng Ninh năm 2024

Câu 1.

a. Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

b. “Nó” thực hiện phép thế

c.

- Biện pháp nhân hóa: nói, ngước nhìn, e dè, hoài nghi, ...

- Tác dụng:

+ Giúp câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn.

+ Sự vật được nhân hóa gần gũi giống như con người.

d. HS dựa vào đoạn trích và đưa ra bài ý nghĩa cho mình và đưa ra lý giải phù hợp.

Gợi ý bài học:

- Luôn biết yêu thương những người xung quanh.

- Biết giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.

Câu 2:

- Tình yêu thương là cái gốc của nhân loại, là sợi dây vô hình gắn kết con người với con người, thể hiện trong nhiều mối quan hệ: cha mẹ - con cái, vợ - chồng, anh - em, ông bà - cháu, tình bạn, tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa người với người dù không cùng màu da, sắc tộc, ...

- Ý nghĩa của tình yêu thương:

+ Cho ta chỗ dựa tinh thần để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được giải tỏa, cho ta sự giúp đỡ khi cần. +Nhờ được yêu thương giúp ta có đủ dũng khí để vượt qua những điều tưởng như không thể.

+ Tình yêu thương giúp con người biết cảm thông, thấu hiểu, vị tha; để con người có thêm nhiều cơ hội hiểu nhau, sống tốt đẹp, thân ái với nhau hơn.

- Tình yêu thương có thể cảm hóa cái xấu, cái ác; xóa bỏ những ngăn cách, hận thù, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp, nhân văn. (Thí sinh lấy dẫn chúng trong văn học và thực tế.)

- Tình yêu thương phải thật lòng, phải xuất phát từ trái tim.

- Phê phán những biểu hiện sống thờ ơ, vô cảm, thiếu ý thức về tình yêu thương, không biết trận trọng những điều ý nghĩa có được tử tình yêu thương.

Câu 3.

* Yêu cầu về hình thức:

- Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần:

+ Mở bài: nêu được vấn đề.

+ Thân bài: triển khai được vấn đề.

+ Kết bài: khái quát được vấn đề.

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

* Yêu cầu về nội dung:

Bài viết đảm bảo những nội dung sau đây:

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.

- Giới thiệu nội dung 3 khổ thơ cần phân tích.

2. Thân bài

2.1. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên:

- Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và tràn đầy sức sống:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Hót chi mà vang trời"

+ Cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ 1,2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ, khiến bông hoa như có cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân.

+ Các hình ảnh “dòng sông” “bông hoa” “bầu trời” “chim chiền chiện” thật bình dị và gợi cảm, đã tái hiện một không gian cao rộng của mùa xuân với những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế.

+ Màu sắc: “sông xanh” “hoa tím biếc” rất hài hòa, tươi sáng. Dòng sông xanh đã trở thành cái nền cho sắc tím của hoa, làm nổi bật vẻ đẹp sống động của mùa xuân.

+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện: là tín hiệu của một buổi sớm mùa xuân trong trẻo, mát lành; gọi không

gian cao rộng của bầu trời tươi sáng, ấm áp; gợi liên tưởng đến những không đầy ắp màu xanh của một khu vườn quê với những vòm cây xanh mát hay một cánh đồng rộng lớn, bình yên.

=> Chỉ bằng vài nét phác, tác giả đã vẽ ra được khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, đủ đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ứ đầy sức sống và đậm đà nét Huế.

- Đối diện với vẻ đẹp ấy là cảm xúc say sưa, tươi vui của nhà thơ đang hòa mình vào đất trời:

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng"

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: có thể là giọt mưa xuân long lanh, có thể là âm thanh tiếng chim đang rót giữa đất trời. Ta không chỉ nghe thấy mà con nhìn thấy cả giọt âm thanh trong vật.

+ Đại từ “tôi” + hành động “tôi hứng” thể hiện sự chiếm lĩnh, giao hỏa của tác giả với mùa xuân. Câu thơ biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.

2.2. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước:

- Nhà thơ khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:

“Mùa xuân ...

... xôn xao”

+ Hệ thống điệp từ “mùa xuân”, “lộc”: gợi quang cảnh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống của chồi non lộc

biếc; gọi những thành quả trong công cuộc xây dựng đất nước.

+ Hình ảnh “người cầm súng” người ra đồng”: được liệt kê để vẽ lên hình ảnh đất nước tưng bừng, nhộn nhịp với hàng vạn con người đang góp sức mình cho mùa xuân của dân tộc.

Hình ảnh “người cầm súng"; phản ánh hiện thực gian khổ của chiến tranh [chiến tranh biên giới phía Bắc, phía Tây – Nam]. Lộc trên lưng vừa là hình ảnh cảnh lá ngụy trang vừa là mùa xuân mà họ mang lại cho đất nước.

Hình ảnh “người ra đồng”: không khí lao động ở hậu phương. “Lộc trải dài nương mại: mang đến những cánh đồng xanh tươi, những vụ mùa no ấm, mang lại sự sống.

+ Điệp từ “tất cả” + lặp cấu trúc ngữ pháp + các từ láy “hối hả” “xôn xao” diễn tả nhịp sống sôi động, tưng bừng, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.

3. Kết bài: Tổng kết chung về nội dung và nghệ thuật.

Hùng Cường

Nguồn Đắk Nông: https://baodaknong.vn/dap-an-de-thi-vao-lop-10-mon-ngu-van-tinh-quang-ninh-nam-2024-214817.html