Dấu ấn thời chống Pháp

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với đồng bào cả nước, quân và dân Cà Mau đã nhất tề đứng lên, biến phố thị, đình, chùa, nhà dân, rừng tràm, rừng đước thành căn cứ cách mạng.

Ngày nay, trên mảnh đất cực Nam Tổ quốc, có biết bao công trình di tích ghi đậm dấu ấn chiến công của Ðảng bộ, quân và dân Cà Mau trong thời kỳ kháng Pháp, trở thành những “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Ðình Tân Hưng tại ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau là nơi treo cờ Ðảng Cộng sản Ðông Dương đầu tiên tại Cà Mau (năm 1930); là điểm đóng quân của Bộ Chỉ huy Mặt trận Tân Hưng, mặt trận chống Pháp tại Cà Mau.

Ðình Tân Hưng tại ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau là nơi treo cờ Ðảng Cộng sản Ðông Dương đầu tiên tại Cà Mau (năm 1930); là điểm đóng quân của Bộ Chỉ huy Mặt trận Tân Hưng, mặt trận chống Pháp tại Cà Mau.

Tượng đài Khởi nghĩa Hòn Khoai đặt tại Khóm 1, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn nhằm ghi nhớ cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai ngày 13/12/1940 do Nhà báo - Nhà giáo - Chiến sĩ cách mạng Phan Ngọc Hiển lãnh đạo, tổ chức, chỉ huy đánh giặc Pháp trên đảo Hòn Khoai và giành thắng lợi.

Tượng đài Khởi nghĩa Hòn Khoai đặt tại Khóm 1, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn nhằm ghi nhớ cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai ngày 13/12/1940 do Nhà báo - Nhà giáo - Chiến sĩ cách mạng Phan Ngọc Hiển lãnh đạo, tổ chức, chỉ huy đánh giặc Pháp trên đảo Hòn Khoai và giành thắng lợi.

Khu di tích quốc gia Công trình bia và đài tưởng niệm ngành Giao bưu - Vô tuyến điện Nam Bộ, giai đoạn 1945-1954 (tại Ấp 6, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình).

Khu di tích quốc gia Công trình bia và đài tưởng niệm ngành Giao bưu - Vô tuyến điện Nam Bộ, giai đoạn 1945-1954 (tại Ấp 6, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình).

Bia kỷ niệm Ðài Phát thanh tiếng nói Nam Bộ kháng chiến trong những năm 1948-1950 đóng tại Kinh 7 và Kinh 9, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình.

Bia kỷ niệm Ðài Phát thanh tiếng nói Nam Bộ kháng chiến trong những năm 1948-1950 đóng tại Kinh 7 và Kinh 9, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình.

Tấm phù điêu được đặt phía sau tượng Trần Văn Thời tại Khu căn cứ Lung Lá - Nhà Thể (ấp Trần Độ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) khắc họa hình ảnh quân và dân ta trong những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp. Lung Lá - Nhà Thể chính là nhà riêng của đồng chí Trần Văn Thời, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu (nay là Bạc Liêu và Cà Mau), căn cứ hoạt động cách mạng của Tỉnh ủy trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tấm phù điêu được đặt phía sau tượng Trần Văn Thời tại Khu căn cứ Lung Lá - Nhà Thể (ấp Trần Độ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) khắc họa hình ảnh quân và dân ta trong những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp. Lung Lá - Nhà Thể chính là nhà riêng của đồng chí Trần Văn Thời, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu (nay là Bạc Liêu và Cà Mau), căn cứ hoạt động cách mạng của Tỉnh ủy trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp.

 Bia chiến thắng Bàu Thúi: Nơi đây ngày 13/3/1953, Vệ quốc đoàn cùng đồng bào xã An Xuyên chiến đấu tiêu diệt Tiểu đoàn PEMEO của thực dân Pháp và thu toàn bộ vũ khí.

Bia chiến thắng Bàu Thúi: Nơi đây ngày 13/3/1953, Vệ quốc đoàn cùng đồng bào xã An Xuyên chiến đấu tiêu diệt Tiểu đoàn PEMEO của thực dân Pháp và thu toàn bộ vũ khí.

Hiệu sách “Hồng Anh Thư Quán” và “Quán cơm Tâm Ðồng” là nơi tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin cho Nhân dân, nhất là tầng lớp thanh, thiếu niên yêu nước.

Hiệu sách “Hồng Anh Thư Quán” và “Quán cơm Tâm Ðồng” là nơi tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin cho Nhân dân, nhất là tầng lớp thanh, thiếu niên yêu nước.

Huỳnh Lâm thực hiện

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/dau-an-thoi-chong-phap-a29001.html