Tết đến xuân về là dịp để mọi người tạm gác lại công việc, những bộn bề lo toan trong cuộc sống, để những người con xa quê trở về đoàn tụ… nên dẫu ở tuổi nào mỗi người con đất Việt cũng đều trông mong Tết. Nhưng sự háo hức, trông mong Tết đến, xuân về ở mỗi lứa tuổi khác nhau. Trong khi thế hệ con cháu mong Tết để được nghỉ học, nghỉ làm để ở nhà lướt web, xem phim hay đi du lịch… thì thế hệ ông bà, cha mẹ lại luôn đau đáu với hương vị Tết xưa!
Các nghệ nhân chiêng xóm Gò Khánh, xã Kim Bôi (Kim Bôi) tập dượt những bài chiêng chuẩn bị cho ngày hội xuân. Dẫu chưa phải đã già và cũng không hẳn là người theo xu hướng hoài cổ, nhưng Tết quê xưa luôn in dấu trong tâm trí tôi một miền nhớ.Bởi Tết đến với quê nghèo dẫu đơn sơ, bình dị mà vẫn hân hoan, náo nức biết bao. Xưa, cư dân Mường quê tôi không làm lễ cúng ông Công, ông Táo (lễ cúngvào ngày 23 tháng Chạp) nên không khí Tết có vẻ đến muộn hơn.Nhưng từ ngày25 - 27 tháng Chạp là thấy Tết đến sầm sập, không khí Tết lan tỏa tới từng nhà. Trong phiên chợcuối năm, người người, nhà nhà ra chợđể trao đổi hàng hóa: bán các sản vật trồng được nuôi được… để đổi lấy các mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ Tết. Thông thường chợ Bo - Kim Bôi họp cách 5 ngày 1 phiên (vào các ngày 5, 10, 15, 20, 25, 30 trong tháng),dịp Tết có thêm 1 phiên chợ vào ngày 27 tháng Chạp, người dân thường gọi là chợ phiên bảy (phiên chợ cuối cùng của năm). Đông vui, náo nức, thậm chí có cả chen lấn, xô đẩy, tranh mua, tranh bán nhưng lũ trẻ chúng tôi vẫn mong được mẹ dẫn theo để được thử quần áo, dày dép mới, ăn bát phở nóng hôỉhay những chiếc bánh rán bọc đường vỏ ngoài giòn rụm, bên trong mềm, dẻo ngọt đến tận… bữa cơm chiều. Khi chúng tôi đã lớn, cuộc sốngdư dả hơn, vào chợ phiên bảy có khi mẹ tôi phải đi chợ 3 - 4 lần trong ngày để mua đủ các nhu yếu phẩm cho dịp Tết. Đi chợ về rồi mẹ lại tất tưởi với muối vại dưahành, rửa xoong, nồi, bát đĩa, lá dong, lá chuối rừng cho ráo nước để chờ gói bánh chưng, gói giò. Những ngày này con suối nhỏ quê tôi trở nên rôm rả bởi tiếng nói, tiếng cười của các mẹ, các chị và các bé gái làm công việc "tẩy trần”cho các vật dụng trong gia đình được sạch sẽ cùng con người đón năm mới. Còn những người đàn ông và những bé traithì vác cuốc, xẻng đi tảo mộ: dọn dẹp, phát quang cây, sửa sang các hòn mộ, đắp đất thêm cho những ngôi mộ của ông bà, tổ tiên. Người Mường quê tôi thường ăn Tết cổ truyền từ 7 - 8 ngày, bắt đầu từ ngày 30 tháng Chạp của năm cũ đến hết ngày mồng 7 tháng Giêng của năm mới. Mờ sáng ngày 29 Tết, lợn kêu eng éc khắp làng. Lũ trẻ cũngdậy thật sớm để được tận mắt xem các chú, các anh mổ lợn và xin quả bong bóng lợn chà vào than nóng cho giãn nở, rồi bơm hơi buộc nút lại làm thành quả bóng đá, bóng chuyền tụm ba, tụm bảy chơi khắp xóm. Ngày 30 Tết, các con cùng cha mẹ lau dọn bàn thờ đặt lên đó bánh, mứt, kẹo và mâm ngũ quả cùng với đôi cây mía ở 2 góc bàn thờ. Còn nhớ Tết xưa, khi cùng chalau dọn, sắp xếp bàn thờ tôi ca thán: Sao cứ phải đặt đôi cây mía lárủ xuống lòng thòng, vướng víu, cồng kềnh, cha tôi giảng giải: Cây mía đặt trên bàn thờ không phải chỉ đểtrang trí mà được xem như là cây gậy của ông bà, ông vải nên không được phép thiếu, nhất là trong ngày lễ, Tết.Rồi đến cây nêu cũng vậy: nhà không có thì phải đi xin bằng được mấy cây lành hanh để cắm ở trước cổng nhà nhằm bố cáo với đất, trời về sự tồn tại của gia đình mình và để trấn tà không cho ma quỷ thâm nhập vào nhà… Người Mường thường tổ chức bữa cơm chín đụn vào chiều 30 Tết. Đây là bữa cơm quan trọng và thiêng liêng giã từ năm cũ chuẩn bị đón chào năm mới. Vì vậy, bao nhiêu thức ngon, vật lạ được chuẩn bị suốt một năm đều được chế biến cho bữa cơm này. Tất bật chuẩn bị mọi việcnhưng mẹ không quên bắc lên bếp nồi nước lá thơm với hạt mùi hay lá chanh, lá bưởi, lá xả… cho các con tắm gội để người được thơm tho, khỏe mạnh, may mắn cả năm. Đêm giao thừa, cha kính cẩn dâng hương trước bàn thờ tổ tiên, nhắc nhở chúng con không quên nguồn cội. Lễ đón giao thừa của người Mường rất giản đơn: nhiều nhà đánh chiêng, đánh trống, đốt pháo, con cháu ra mó nước hoặc giếng nước công cộng lấy bát nước về đặt trên bàn thờ tổ tiên (nước được lấy vào thời khắc này quê tôi gọi là nước Tiên).Ngày mồng 1 Tết mẹ dậy sớm để làm cơm thắp hương cúng ông bà, ông vải sau đó cả nhà quây quần bên mâm cơm, dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Xong xuôi cả gia đình đi chúc Tết ông bà nội, ngoại, họ hàng thân thích cho đến tối muộn. Sáng mồng 2 Tết lũ trẻ chúng tôi thường theo phường sắc bùa đến các gia đình để chúc Tết. Mồng 3 Tết xóm làng rộn rã trẩy hội: nam thanh, nữ tú làm nòng cốt trong các hoạt động ném còn, kéo co, đẩy gậy, bóng chuyền, các bà, các chị đứng tuổi chụm thành nhóm hát giao duyên… Tết cổ truyền Việt Nam nói chung, của mỗi dân tộc, vùng miền trên đất nước hình chữ S nói riêng luôn chứa đựng những phong tục đẹp, mang tính nhân văn cao cả. Bởi thế, trong tâm trí những bậc cao niên luôn vương vấn hương vị Tết xưa. Và đó là lý do khi Tết đến, xuân về, trong bộn bề công việc nhiều nhóm hộ gia đình sinh sống ở thành phố Hòa Bình vẫn dành thời gian để "đụng lợn”, mổ chung 1 con lợn để ăn Tết, hay góp gạo, góp thịt… gói chung nồi bánh chưng. Bên bếp lửa hồng mang sứ mệnh làm dẻo thơm những chiếc bánh chưng xanh, những người phụ nữ thuộc nhiều thế hệ, cùng chung dãy phố có dịp ngồi hàn huyên, nhấm nháp hương vị Tết cổ truyền của dân tộc. Thúy Hằng(CTV)