Chiếc bánh chưng méo đầu tay của tôi

Tôi lớn lên bên ông bà nội và mẹ. Ba đi công tác xa nhà, các anh chị đi làm, đi học xa. Mỗi tết đến, mọi người còn chưa về, tôi lại phụ giúp ông gói bánh. Bắt đầu từ năm bảy tuổi, ông giao cho tôi việc rửa lá dong. Lần đầu, giao việc gì cho tôi, ông cũng kiểm tra cẩn thận. Từng kẽ lá, cuống lá phải được kì sạch mà không được làm rách. Lá dong sau đó được để ráo nước trên một cái rổ tre.

Thương nhớ những ngày tết xưa

Khi những tờ lịch trên tường đã gỡ mỏng dần, thời gian ngày càng tiến về những ngày cuối năm. Nắng cũng hanh hao hơn, gió cũng lao xao hơn và mọi người cũng tất bật hơn. Trong những câu chuyện hàng ngày, lúc nào cũng sẵn mấy câu: Ngày mấy về quê, tết nhất sắm sửa đến đâu rồi? Tết này được thưởng nhiều không? Năm nay ăn tết nhà nội hay nhà ngoại?

Hoài niệm Tết quê tôi!

Dù vẫn duy trì và có thể nâng lên thành một lễ hội truyền thống đặc biệt nhưng Tết của những ngày xưa ở quê tôi đã khác so với ngày nay vì nhiều lẽ.

Nhớ mùa tết xưa!

... đã sống gần hết cuộc đời, đôi chân đã đi khắp đất nước, mà cứ mỗi độ giữa đông trở đi, lòng lại náo nức, rưng rưng nhớ về những mùa tết đẫm đặc tuổi thơ tôi...

'Đụng lợn Tết' – Nét văn hóa truyền thống có chiều hướng mai một

Năm Quý Mão sắp qua, Tết Giáp Thìn sắp đến. Không ít làng quê ở Bắc Bộ những ngày giáp Tết vẫn duy trì tục 'đụng lợn'. Đây là nét văn hóa truyền thống từ bao đời nay, dù kinh tế thị trường phát triển, thịt lợn được bày bán khá sẵn ở các chợ, khu dân cư, không còn khan hiếm như những năm thời bao cấp.

'Tết xóm' - tết hạnh phúc

Từ đầu tháng Chạp mà đâu đó ở mỗi góc phố, xóm nhỏ đã vang lên tiếng lợn kêu eng éc, tiếng chày cối, tiếng băm chặt, tiếng bát đĩa lanh canh xen lẫn tiếng gọi nhau í ới. Thoảng trong gió mùi thơm của thịt nướng, dưa hành, canh măng… Một không khí vui tươi, rộn ràng như ngày hội đại đoàn kết. Ấy chính là 'tết xóm'- nét đẹp đã hiện diện ở nhiều khu dân cư từ vài năm nay.

Tết xưa và… tết nay

Nhiều người không khỏi đặt ra những câu hỏi dạng tết ngày nay có còn như tết xưa? Hay liệu tết cổ truyền có mất đi giá trị cốt lõi trong xã hội hiện đại…? Câu trả lời ở đây là trong cách thức, hình thức tết xưa và tết nay có khác bởi sự vận động và phát triển từ chính nhu cầu cuộc sống. Tuy nhiên, bản chất Tết thì xưa, nay vẫn vậy.

Chiếc áo len đỏ

Cúng ông Công ông Táo xong, mẹ nhận được thư của bố báo năm nay không về ăn Tết, mấy anh em đã buồn so. Thế nhưng cứ nghĩ đến được về quê ăn Tết với bà là cả nhà lại náo nức, chờ đợi. Mẹ vừa kết thúc buổi làm, mấy anh chị em kết thúc buổi học cuối cùng là cả nhà chất đồ đạc lỉnh kỉnh lên xe về quê ăn Tết.

Tháng Chạp nhớ thương

Tháng Chạp trong người con xa quê là nỗi nhớ niềm thương, nhớ vạt nắng nhạt trải trên mái ngói sẫm nâu điểm vệt rêu xanh. Nhớ ruộng ngô với những bắp non đang căng tròn, mẩy hạt. Luống rau cải mẹ trồng ở triền đê đã lên ngồng, chực chờ trổ bông vàng bãi sông. Bóng mẹ lưng còng bên những luống rau vụ đông, chất đầy đôi gánh, bóng mẹ xiêu xiêu buổi chiều gió bấc thổi hun hút.

Tục mổ lợn chung ăn tết

Từ bao đời nay, tục mổ lợn ăn chung ngày tết đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của biết bao người con sinh ra ở các miền quê. Đây là một phong tục thú vị, đến nay vẫn được duy trì, thể hiện nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc.

Nhớ khắc khoải chia thịt heo ngày Tết, thưởng thức chén cháo lòng...

Cuộc sống ngày càng đủ đầy nhưng kí ức về ngày Tết trong tôi vẫn luôn là hoài niệm đầy háo hức. Nhớ lắm khoảnh khắc cả gia đình nhà ngoại quây quần làm thịt heo cho ngày Tất niên, thưởng thức chén cháo lòng và nhớ mãi giây phút vỡ òa sung sướng khi xin cái bong bóng heo ngày ấy...

Tết xưa 'ăn đụng' thật vui…

Tết cổ truyền của dân tộc lại sắp về, mới hôm rồi đây mẹ gọi điện từ quê lên nhắn tôi gắng về sớm để phụ giúp mẹ sửa soạn chuẩn bị cho tết, bởi năm nay nhà sẽ nấu bánh chưng và 'ăn đụng' lợn (nhiều gia đình cùng chung nhau mổ một con lợn để ăn tết!)

Nhớ Tết quê xưa

Tất cả những mùi vị, thanh âm của mùi cháo gạo mới, mùi hương bài, tiếng người nói lao xao, tiếng giã giò, tiếng pháo... hòa quyện vào nhau, tạo nên một phong vị Tết quê đặc trưng của những người con được 'sinh ra từ làng'.

Đua trên đồng làng

Mới xong trận lụt to, vào 'phây' của chú em đã thấy rộn ràng khi được biết chủ nhật đến quê tôi tổ chức đua ghe. Bao ký ức một thuở lại ùa về. Vậy là, dù bận rộn bao công việc phải lo và phải làm, cũng vội vàng sắp xếp để chủ nhật về làng coi… đua.

Nhớ ngày Tết 50 năm về trước Xuân Quý Sửu 1973 (Trích trong Hồi ức 'LÍNH TRINH SÁT')

Những ngày giáp Tết Quý Sửu 1973 quê tôi thật nhộn nhịp bởi những năm trước đó 'Tết thời chiến tiết kiệm', Tết năm ấy, Hợp tác xã Nông nghiệp quan tâm phân phối cho mỗi nhân khẩu năm lạng thịt lợn hơi theo giá Nhà nước, tôi là bộ đội đang chiến đấu ở trong Nam ra công tác, tranh thủ ghé qua nhà đúng dịp Tết nên cũng được tính thêm nhân khẩu vào gia đình.

Lấm lem rơm rạ

Thi thoảng tôi lại ngồi một mình hồi tưởng về những ngày tháng đã qua. Lạ lùng thay, ký ức gợi nhớ đều là những năm tháng tuổi ấu thơ. Tuổi thơ của tôi đẹp lắm, đẹp như những câu chuyện cổ tích lấp lánh mà bà vẫn thường kể cho tôi nghe. Tôi cùng chúng bạn trong làng lớn lên hồn nhiên như cây cỏ, làm bạn với ruộng đồng và lấm lem rơm rạ...

Nhớ ngày tết 50 năm về trước - Xuân Quý Sửu

Những ngày giáp tết Quý Sửu 1973 quê tôi thật nhộn nhịp bởi những năm trước đó 'tết thời chiến tiết kiệm', Tết năm ấy Hợp tác xã Nông nghiệp quan tâm phân phối cho mỗi nhân khẩu năm lạng thịt lợn hơi theo giá Nhà nước, tôi là bộ đội đang chiến đấu ở trong Nam ra công tác, tranh thủ ghé qua nhà đúng dịp Tết nên cũng được tính thêm nhân khẩu vào gia đình.

Nhớ mãi trận đánh Tết Mậu Thân năm ấy…

Tết Mậu Thân 1968 là cái Tết đáng nhớ nhất trong cuộc đời binh nghiệp của Trung tướng, Anh hùng LLVTND Nguyễn Phúc Thanh.

Tết xa nhà

Trong cuộc đời mình, tôi đã từng trải qua gần hai mươi cái Tết xa nhà. Mỗi năm một vẻ, song đó mãi là những thời khắc không bao giờ quên được.

Thăm thẳm ký ức Tết

Khi ánh nắng xuyên qua lớp sương mờ giăng giăng sau nhiều ngày trời u ám, những cơn gió Đông hây hẩy từng hồi như hơi thở mơn man của đất trời giao thoa. Mùa xuân đang đến rất gần. Xuân hân hoan trên mọi nẻo đường, len lỏi từng ngôi nhà, ngõ xóm. Xuân bồi hồi trong từng cảm xúc mênh mang. Khung trời xuân khéo chia đôi miền suy nghĩ: Mảnh lưu lạc nơi đất khách. Mảnh vương vấn lặng thầm phía trời quê...

Xôn xao chợ Tết quê nhà

Xuân đã đến thật gần! Xuân rộn ràng trên đường thôn ngõ xóm. Xuân nuột nà trên nhành cỏ ngọn cây. Xuân mơn man trên má người thiếu nữ ửng tươi nụ đào. Và Xuân mang Tết đến, náo nức trong từng 'tế bào' của trời đất, lâng lâng như men rượu ngô ủ kĩ phả ra cái thứ hương nồng nàn khắp chốn chợ quê.

Về Hải Dương xem người dân hò nhau đụng lợn ăn Tết

Nhiều gia đình ở các vùng nông thôn tại Hải Dương vẫn duy trì tục đụng lợn Tết. Cứ đến ngày 28, 29 tháng Chạp, anh em họ hàng hoặc bà con xóm giềng lại rủ nhau mổ lợn, tạo không khí vui tươi, phấn khởi.

Đau đáu phong vị Tết xưa!

Tết đến xuân về là dịp để mọi người tạm gác lại công việc, những bộn bề lo toan trong cuộc sống, để những người con xa quê trở về đoàn tụ… nên dẫu ở tuổi nào mỗi người con đất Việt cũng đều trông mong Tết. Nhưng sự háo hức, trông mong Tết đến, xuân về ở mỗi lứa tuổi khác nhau. Trong khi thế hệ con cháu mong Tết để được nghỉ học, nghỉ làm để ở nhà lướt web, xem phim hay đi du lịch… thì thế hệ ông bà, cha mẹ lại luôn đau đáu với hương vị Tết xưa!

Tết yêu thương

Cứ gần Tết, ra đường gặp những cây quất vàng tươi là con lại nhớ những cái Tết ngày xưa giản dị trong làng quê yên bình.

Nhớ đêm mất ngủ chờ xem đụng lợn

Ngày đó quả là đáng nhớ với tuổi thơ của tôi. Cả đêm không ngủ chỉ chờ nghe tiếng mọi người gọi nhau dậy bắt lợn là tôi bật xuống khỏi giường, lăng xăng cầm đèn soi.

'Sàn giao dịch' lợn giống Lùng Phình

5 giờ ngày thứ Sáu. Mặt trời ló rạng phía chân trời xa xa, cả nghìn người từ khắp các nẻo đường nô nức kéo nhau về chợ phiên xã Lùng Phình (Bắc Hà). Người đem rau, người đem quả, người đem thực phẩm... góp vào phiên chợ tạo nên sắc màu rực rỡ đậm bản sắc văn hóa vùng cao. Trong phiên chợ ấy, nơi thu hút rất đông bà con là khu vực bán lợn giống, cũng vì lẽ đó mà nơi đây được mệnh danh là 'sàn giao dịch' lợn giống lớn nhất vùng cao, mỗi phiên chợ có hàng trăm con lợn giống địa phương được đem đến trao đổi, mua bán.

Lễ đầu năm

Trận mưa đúng ngày 28 tháng chạp khiến đường phố bỗng vắng hơn ngày thường, có lẽ ai cũng muốn nhanh chóng quay về tổ ấm thay vì đi trong mưa rét, tất nhiên trừ những người ngồi trong ô tô ấm và sạch sẽ.

Nhớ về Tết xưa

Giờ giao thừa đã đến, tiếng pháo rền vang khắp nơi, khói pháo lẫn trong những hạt mưa xuân bụi bay, tiếng đài bán dẫn vang lên những ca khúc về mùa xuân, có lẽ không gian ấy, giai điệu ấy đã chạm vào trái tim của mỗi người…

Nét đẹp chia heo ngày giáp Tết

Về quê vào những ngày giáp Tết, hương xuân đã len lỏi khắp nơi. Từ đầu xóm đã nghe thấy tiếng heo kêu, tiếng mài dao, gõ thớt rôm rả. Đó là khi các gia đình đang phụ nhau bắt heo, mổ heo, chia sẻ với nhau để ăn Tết. Phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa ở làng quê từ thuở nghèo khó xa xưa vẫn được nhiều người gìn giữ cho đến tận hôm nay.

Giao mùa

Mở cửa đón ánh nắng xuân vào nhà. Sương sớm vẫn lảng bảng trước ngõ. Những nụ đào rừng tựa những đốm lửa nhỏ ở dãy núi trước cửa, cùng với những chồi biếc vừa cựa mình thức giấc bật ra khỏi da thân cây xù xì, mốc thếch để đón ánh xuân. Khúc giao mùa đã bắt đầu.

Cá heo thân thiện đáng yêu

Hiếm có sinh vật biển nào lại được yêu quý như cá heo. Từ xa xưa, chúng đã được coi là bạn của thủy thủ và 'người cứu nạn' trên biển.