Dấu hiệu cảnh báo bị nhiễm giun đũa chó mèo
Gia đình tôi có nuôi cả chó và mèo. Thời gian gần đây tôi thường cảm thấy ngứa, đỏ mắt, nhìn mờ. Nhiều người cảnh báo tôi nhiễm giun đũa chó mèo. Xin hỏi điều đó có đúng không?
Gia đình tôi có nuôi cả chó và mèo. Thời gian gần đây tôi thường cảm thấy ngứa, đỏ mắt, nhìn mờ. Nhiều người cảnh báo tôi nhiễm giun đũa chó mèo. Xin hỏi điều đó có đúng không?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)
Bệnh giun đũa chó mèo là bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng Toxocara gây ra. Bệnh lây lan sang người từ động vật, thường là chó hoặc mèo. Bệnh giun đũa chó mèo thường được gọi là nhiễm giun tròn. Những người bị nhiễm bệnh có thể mắc hai loại bệnh:
- Bệnh giun đũa chó mèo ở mắt, xảy ra khi ký sinh trùng xâm nhập vào mắt. Bệnh có thể gây viêm mắt, tổn thương võng mạc hoặc mất thị lực. Thông thường, chỉ có một mắt bị ảnh hưởng. Triệu chứng phổ biến bao gồm:
Kích ứng hoặc đỏ mắt
Nhìn thấy đốm hoặc tia sáng
Mất thị lực
Một đồng tử có màu sắc bất thường
- Bệnh giun đũa chó mèo ở nội tạng, xảy ra khi ký sinh trùng di chuyển vào các cơ quan như gan hoặc hệ thần kinh trung ương. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
Sốt
Ho
Thở khò khè
Đau bụng
Gan to
Bệnh giun đũa chó mèo có thể lây sang người qua tiếp xúc với phân của chó và mèo bị nhiễm giun đũa. Trứng giun đũa được mang trong phân động vật và xâm nhập vào miệng người qua đất bị ô nhiễm hoặc tay không rửa sạch.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, mọi người bị nhiễm bệnh nếu ăn thịt chưa nấu chín hoặc sống như thịt cừu hoặc thịt thỏ. Nhưng bệnh toxocariasis không lây từ người sang người như cảm lạnh hoặc cúm.
Khi đã vào bên trong cơ thể, trứng nở và ký sinh trùng lây lan. Nhiều người bị nhiễm không có dấu hiệu, trong khi những người khác chỉ có triệu chứng nhẹ. Các trường hợp nghiêm trọng có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ nhỏ chơi hoặc ăn đất bị ô nhiễm.
Một số nguyên tắc phòng ngừa mắc bệnh giun đũa chó mèo bao gồm:
- Đưa chó hoặc mèo đi khám và điều trị giun, đặc biệt là khi chúng còn nhỏ và thường chơi ở ngoài trời.
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi chơi với thú cưng hoặc các động vật khác, sau các hoạt động ngoài trời và trước khi chế biến thực phẩm hoặc ăn uống.
- Dọn chất thải của thú cưng thường xuyên. Chôn hoặc cho vào túi và vứt vào thùng rác. Rửa tay sau khi xử lý chất thải của thú cưng.
- Dạy trẻ ăn đất hoặc nghịch đất là nguy hiểm.
Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/dau-hieu-canh-bao-bi-nhiem-giun-dua-cho-meo-post1548943.html