Dấu hiệu hay gặp nhất của tràn khí màng phổi
Nhiều người bệnh bị đau ngực dữ dội, đau khi hít thở… đi khám được chẩn đoán tràn khí màng phổi. Đây là một cấp cứu ngoại khoa cần được chẩn đoán kịp thời và xử trí đúng, nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Nguyên nhân gây tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi là khí trong khoang màng phổi gây xẹp một phần hoặc toàn bộ phổi. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong đó có tràn khí màng phổi tự phát là hiện tượng khí từ nhu mô phổi thoát ra và ứ đọng trong khoang màng phổi, từ đó làm tổn thương phế nang.
Tràn khí màng phổi thứ phát là bệnh lý tràn khí màng phổi diễn ra trên một bệnh nhân đã bị bệnh phổi trước đó, trường hợp này sẽ có tiên lượng xấu hơn tràn khí màng phổi tự phát. Tràn khí màng phổi thứ phát thường gặp ở những đối tượng trên 30 tuổi.
Đối với tràn khí màng phổi tự phát thì có nhiều nguyên nhân, các nguyên nhân này đều khó chẩn đoán và đôi khi không thể ngờ đến những nguyên nhân này.
Tràn khí màng phổi tự phát do lao: Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, dân trí thấp, không có đủ điều kiện thuận lợi để điều trị nên tỉ lệ người mắc tràn khí màng phổi do lao khá cao, lên tới 2/3 số trường hợp. Bệnh lao tiến triển có thể gây tràn khí màng phổi do hình thành những ổ lao nằm rải rác trên bề mặt phổi và có thể bị vỡ ra bất cứ lúc nào.
Tràn khí màng phổi tự phát không do lao: 1/5 số ca tràn khí màng phổi tự phát là do các bệnh lý của phổi và phế quản như viêm phổi do phế cầu, áp xe, hen phế quản, ung thư phổi, khí phế thũng, giãn phế quản…
Biểu hiện khi bị tràn khí màng phổi
Các triệu chứng của tràn khí màng phổi tự phát khởi phát đột ngột bao gồm đau ngực dữ dội, đau nhiều hơn khi hít thở, đôi khi triệu chứng đau ngực xuất hiện sau khi làm việc gắng sức hoặc ho khạc, bệnh nhân đột nhiên cảm thấy khó thở, mức độ tràn khí càng nhiều thì càng khó thở.
Khi bệnh nhân vật vã, tím tái, thở nhanh, thở nông, huyết áp tụt, mạch nhanh... chứng tỏ bệnh đã trở nên nặng hơn. Đau ngực đột ngột là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân khi xảy ra thông khí màng phổi, đôi khi đau tăng lên khi hít thở.
Một số bệnh nhân còn bị ho, một số bị đau vai, hay đau nhói giữa hai bả vai. Ở phần lớn những bệnh nhân, các triệu chứng này không kéo dài lâu và rất hiếm khi nặng hơn.
Bệnh nhân có thể bị choáng (tái xanh người, vã mồ hôi, mạch đập nhanh, nông, huyết áp tụt, tay chân lạnh, vã mồ hôi, tinh thần hốt hoảng, lo âu).
Ngoài ra, bệnh nhân có cảm giác khó thở, người bệnh thường ở trong tình trạng sốc. Nếu tràn khí màng phổi không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến nguy kịch do xẹp phổi, suy hô hấp.
Những triệu chứng này thường khởi phát đột ngột, dữ dội, xuất hiện sau khi làm việc gắng sức, bệnh nặng hơn khi bệnh nhân nghỉ ngơi, biểu hiện khó thở sẽ tăng dần nếu tình trạng tràn khí tăng lên. Tuy nhiên, một số trường hợp tràn khí màng phổi nhưng biểu hiện lâm sàng rất ít, không rầm rộ với những dấu hiệu có thể dễ bỏ sót như tức ngực, khó thở nhẹ, ít ho, đôi lúc thấy mệt mỏi.
Trên thực tế thì tràn khí màng phổi có thể bị 1 hoặc 2 bên hoặc có thể kết hợp với tràn dịch. Vì vậy, khi đó tràn dịch màng phổi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ hô hấp, thiếu oxy nuôi dưỡng cơ thể và dẫn đến các di chứng như: Viêm dày màng phổi, vôi hóa màng phổi, viêm mủ màng phổi… Đồng thời mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ tràn dịch.
Những nguy hiểm khi bị tràn khí màng phổi
Nếu không kịp thời chữa trị thì có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như:
Xẹp phổi;
Suy hô hấp;
Chèn ép tim;
Tràn khí màng phổi;
Nhiễm trùng…
Tràn khí màng phổi là bệnh lý liên quan trực tiếp đến tác hại của thuốc lá. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện các khí bất thường trong khoang màng phổi. Đó là hậu quả tất yếu của quá trình hút thuốc lá kéo dài làm giãn phế nang, xuất hiện và hình thành bóng kén khí trong phổi. Bóng kén khí này ngày càng lớn dần rồi vỡ, gây bệnh lý tràn khí màng phổi.
Tràn khí màng phổi nếu không được điều trị và cấp cứu kịp thời thì sẽ dẫn đến tình trạng suy hô hấp rất nhanh, thậm chí có thể tử vong.
Tóm lại: Tràn khí màng phổi là tình trạng không khí bị tràn vào giữa phổi và thành ngực, làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của phổi và gây đau đớn, khó thở cho người bệnh. Mức độ bệnh càng nguy hiểm khi khí tụ càng nhiều không được dẫn ra gây xẹp phổi. Vì vậy, những người có nguy cơ đối với bệnh tràn khí màng phổi cần tránh làm việc quá sức, không hút thuốc lá, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động và hít thở nhẹ nhàng...
Hiện không có cách nào để phòng ngừa bệnh tràn khí màng phổi tự phát. Tuy nhiên, có một số biện pháp có thể giúp phòng tránh nguy cơ bị tràn khí màng phổi, cụ thể đó là:
Hạn chế tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm và cải thiện môi trường sống của mình.
Tuân thủ chế độ ăn chín, uống sôi, tránh các thực phẩm chưa được nấu chín.
Áp dụng chế độ cách ly, duy trì khoảng cách an toàn hoặc sử dụng thuốc dự phòng khi tiếp xúc với người mắc bệnh lao.
Vệ sinh răng miệng và họng hàng ngày, điều trị triệt để viêm nhiễm đường hô hấp để tránh viêm nhiễm lan ra phổi.
Ngừng sử dụng thuốc lá hoặc không tiếp xúc với môi trường có khói thuốc.