Đâu là Di sản văn hóa thế giới đầu tiên của Việt Nam?

Di sản văn hóa thế giới đầu tiên của Việt Nam được công nhận vào năm 1993. Hiện nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

1. Đâu là Di sản văn hóa thế giới đầu tiên của Việt Nam?

Hoàng thành Thăng Long
Phố cổ Hội An
Cố đô Huế
Thánh địa Mỹ Sơn

Chính xác

Quần thể di tích Cố đô Huế là Di sản văn hóa thế giới đầu tiên của Việt Nam, được UNESCO công nhận vào năm 1993. Nơi đây là cố đô duy nhất vẫn còn lưu giữ khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật cung đình với hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, chùa quán...

Như vậy hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế nổi tiếng với các di sản thế giới và di sản khu vực được UNESCO vinh danh, gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Âm nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016), Những bản đúc trên cửu đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế (2024)...

2. Cố đô Huế từng là kinh đô của triều đại phong kiến nào?


Trần
Nguyễn

Chính xác

Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế từng là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là kinh đô của triều đại Tây Sơn và là kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn.

Dưới triều đại nhà Nguyễn, Huế từng là kinh đô trong suốt hơn 140. Kinh thành Huế được vua Gia Long cho khởi công xây dựng từ năm 1803 và hoàn thành vào năm 1832, dưới triều vua Minh Mạng.

3. Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm nào?

1995
2000
2005
2010

Chính xác

Với bề dày lịch sử và giá trị về văn hóa, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt năm 2009. Năm 2010, Hoàng thành Thăng Long tiếp tục được UNESCO bổ sung vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, đúng dịp tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (1010-2010).

Di sản Hoàng thành đáp ứng 3 tiêu chí, gồm: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực; các tầng di tích, di vật đa dạng, phong phú, sinh động.

4. Thánh địa Mỹ Sơn là khu đền tháp của nền văn hóa nào?

Chăm
Khmer
Hoa
Mông

Chính xác

Thánh địa Mỹ Sơn là khu đền tháp của nền văn hóa Chăm, hiện thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69km.

Đây là di tích lịch sử - văn hóa quan trọng của người Chăm tại Việt Nam, bao gồm nhiều đền tháp, nằm trong thung lũng với đường kính khoảng 2km, bao quanh bởi đồi núi. Xưa kia, Thánh địa Mỹ Sơn là nơi tổ chức cúng tế của các triều đại Chăm-pa.

Năm 1885, khu di tích được các nhà nghiên cứu phát hiện, sau đó được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1995.

5. Chùa Cầu ở Hội An được in trên tờ tiền mệnh giá bao nhiêu?

5.000 đồng
10.000 đồng
20.000 đồng
50.000 đồng

Chính xác

Chùa Cầu ở Hội An xuất hiện trên tờ tiền mệnh giá 20.000 đồng của Việt Nam. Năm 1990, Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Đến năm 1999, UNESCO bổ sung đô thị cổ Hội An vào danh sách Di sản văn hóa thế giới. Chùa Cầu là một phần trong tổ hợp di sản này.

Chùa Cầu từ khi được xây dựng đến cuối thế kỷ XX đã được tu bổ ít nhất 7 lần vào các năm 1763, 1817, 1875, 1915, 1962, 1986 và 1996.

Đến tháng 12/2022, Chùa Cầu tiếp tục được khởi công tu bổ với sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Sau gần 2 năm triển khai thi công tu bổ, cuối tháng 7/2024, công tác tu bổ Chùa Cầu đã hoàn thành.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/dau-la-di-san-van-hoa-the-gioi-dau-tien-cua-viet-nam-2307956.html