Đầu tư cho giáo dục công lập vùng dân tộc thiểu số

Tại chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các đại biểu tán thành với việc điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời đề nghị xem xét đưa các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện có các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào diện đầu tư của chương trình.

Nhận định các trường đào tạo nghề, trung cấp, cao đẳng tại địa phương giúp phân luồng học sinh hiệu quả, tiết kiệm chi phí học tập cho học sinh và tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển các địa phương, các đại biểu tán thành việc bổ sung một số đơn vị sự nghiệp công lập là trường dự bị đại học, đại học, trường chuyên biệt; các trường phổ thông dân tộc nội trú vào danh sách đầu tư.

Các đại biểu tán thành với việc điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình dân tộc thiểu số và miền núi.

Các đại biểu tán thành với việc điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình dân tộc thiểu số và miền núi.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai nêu ý kiến: “Trường trung cấp cao đẳng, dạy nghề giáo dục thường xuyên có chức năng đào tạo cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo quy định, số người học có đến 80% là học sinh dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở giáo dục còn thiếu, ngân sách khó khăn, nên nguồn đầu tư cho giáo dục còn hạn chế. Thế nhưng các cơ sở đào tạo này không thuộc địa bàn, vì vậy không thuộc chính sách nên mong muốn Chính phủ bổ sung”.

Đối với các trường THPT vùng cao Việt Bắc; Trường Hữu nghị T78; Trường Hữu nghị 80, đại biểu đề nghị cần rà soát, không nên điều chỉnh đối tượng giao vốn đầu tư công trung hạn, mà chỉ cần điều chỉnh sang vốn đầu tư công và vốn sự nghiệp được phân bổ hàng năm.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/dau-tu-cho-giao-duc-cong-lap-vung-dan-toc-thieu-so-244168.htm