Đầu xuân, về Côn Sơn – Kiếp Bạc

Côn Sơn, Kiếp Bạc - vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử trường tồn gắn với các danh nhân, anh hùng dân tộc kiệt xuất Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi…

Côn Sơn – Kiếp Bạc (TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là một vùng đất đặc biệt. Nơi đây không chỉ có cảnh quan đẹp giữa thung lũng trù phú, lưng tựa núi, kề bên dòng Lục Đầu giang, sở hữu địa thế “bốn phương quy phục, núi sông kỳ hình dị dạng, long bàn, hổ cứ, như muôn quân nghìn tướng chầu về” mà còn gắn liền với những chiến công lẫy lừng của cha ông trong suốt chiều dài lịch sử.

Côn Sơn – Kiếp Bạc (TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là một vùng đất đặc biệt. Nơi đây không chỉ có cảnh quan đẹp giữa thung lũng trù phú, lưng tựa núi, kề bên dòng Lục Đầu giang, sở hữu địa thế “bốn phương quy phục, núi sông kỳ hình dị dạng, long bàn, hổ cứ, như muôn quân nghìn tướng chầu về” mà còn gắn liền với những chiến công lẫy lừng của cha ông trong suốt chiều dài lịch sử.

Đến với Côn Sơn, du khách ngỡ ngàng khi đi dưới những tán thông xanh, kề bên dòng suối mát chảy rì rầm. Mỗi di tích tại đây đều thấm đẫm bản sắc văn hóa Việt, là sự kết hợp hài hòa giữa Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo, nơi bao nhà văn hóa, trí thức tìm về và tạo nên những áng thơ văn tuyệt tác.

Đến với Côn Sơn, du khách ngỡ ngàng khi đi dưới những tán thông xanh, kề bên dòng suối mát chảy rì rầm. Mỗi di tích tại đây đều thấm đẫm bản sắc văn hóa Việt, là sự kết hợp hài hòa giữa Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo, nơi bao nhà văn hóa, trí thức tìm về và tạo nên những áng thơ văn tuyệt tác.

Chùa Côn Sơn tên chữ là “Côn Sơn thiên tư phúc tự”, tục gọi là chùa Hun, xây dựng từ thế kỷ XIII dưới thời Trần. Chùa là một trong các trung tâm của Thiền phái Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập. Đệ tam tổ Huyền Quang đã tu hành, trụ trì và viên tịch tại đây.

Chùa Côn Sơn tên chữ là “Côn Sơn thiên tư phúc tự”, tục gọi là chùa Hun, xây dựng từ thế kỷ XIII dưới thời Trần. Chùa là một trong các trung tâm của Thiền phái Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập. Đệ tam tổ Huyền Quang đã tu hành, trụ trì và viên tịch tại đây.

Hơn 7 thế kỷ qua, chùa Côn Sơn trở thành trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng linh thiêng. Chùa lưu giữ nhiều giá trị vật thể, phi vật thể quý báu như hệ thống 16 văn bia niên đại thế kỷ XIV đến XVIII, trong đó có 2 bảo vật quốc gia là bia Thanh Hư động và Côn Sơn Tư Phúc tự bi – Bác Hồ đọc khi Người về thăm Côn Sơn năm 1965…

Hơn 7 thế kỷ qua, chùa Côn Sơn trở thành trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng linh thiêng. Chùa lưu giữ nhiều giá trị vật thể, phi vật thể quý báu như hệ thống 16 văn bia niên đại thế kỷ XIV đến XVIII, trong đó có 2 bảo vật quốc gia là bia Thanh Hư động và Côn Sơn Tư Phúc tự bi – Bác Hồ đọc khi Người về thăm Côn Sơn năm 1965…

Dạo bước thăm thú đền Thanh Hư, Bàn Cờ Tiên, Ngũ Nhạc linh từ, am Bạch Vân, du khách sẽ tới Ức Trai Linh từ - đền thờ Nguyễn Trãi. Gắn bó cả cuộc đời và sự nghiệp ở Côn Sơn, dường như mỗi bờ suối, gốc tùng ở đây đều lưu lại ký ức về người Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới từ thế kỷ XIV.

Dạo bước thăm thú đền Thanh Hư, Bàn Cờ Tiên, Ngũ Nhạc linh từ, am Bạch Vân, du khách sẽ tới Ức Trai Linh từ - đền thờ Nguyễn Trãi. Gắn bó cả cuộc đời và sự nghiệp ở Côn Sơn, dường như mỗi bờ suối, gốc tùng ở đây đều lưu lại ký ức về người Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới từ thế kỷ XIV.

Khu di tích Côn Sơn có 2 kỳ lễ hội, lễ hội mùa xuân tưởng niệm ngày viên tịch của Thiền sư Huyền Quang (23 tháng Giêng AL), lễ hội mùa thu tưởng niệm ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi (16 tháng 8 AL). Lễ hội có nhiều nghi lễ, diễn xướng cổ truyền như lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc, lễ rước nước, lễ mông sơn thí thực,… tôn vinh công đức to lớn của các danh nhân, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

Khu di tích Côn Sơn có 2 kỳ lễ hội, lễ hội mùa xuân tưởng niệm ngày viên tịch của Thiền sư Huyền Quang (23 tháng Giêng AL), lễ hội mùa thu tưởng niệm ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi (16 tháng 8 AL). Lễ hội có nhiều nghi lễ, diễn xướng cổ truyền như lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc, lễ rước nước, lễ mông sơn thí thực,… tôn vinh công đức to lớn của các danh nhân, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

Cách Côn Sơn chừng 5km nơi bờ sông Lục Đầu là Kiếp Bạc – nơi Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo đặt phủ đệ và đóng quân, xây dựng phòng tuyến quân sự vùng Đông Bắc, tạo nên những chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII.

Cách Côn Sơn chừng 5km nơi bờ sông Lục Đầu là Kiếp Bạc – nơi Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo đặt phủ đệ và đóng quân, xây dựng phòng tuyến quân sự vùng Đông Bắc, tạo nên những chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII.

Đền Kiếp Bạc là nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương, cổng đền có câu đối thể hiện hào khí bất diệt “Kiếp Bạc hữu sơn giai kiếm khí/Lục Đầu vô thủy bất thu thanh” (Vạn Kiếp có ngọn núi nào thì đều vương hơi gươm kiếm/Lục Đầu không con nước nào không vang tiếng đao binh).

Đền Kiếp Bạc là nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương, cổng đền có câu đối thể hiện hào khí bất diệt “Kiếp Bạc hữu sơn giai kiếm khí/Lục Đầu vô thủy bất thu thanh” (Vạn Kiếp có ngọn núi nào thì đều vương hơi gươm kiếm/Lục Đầu không con nước nào không vang tiếng đao binh).

“Tháng 8 giỗ cha”, lễ hội truyền thống đền Kiếp Bạc tổ chức vào ngày giỗ của Đức Thánh Trần 20/8, không chỉ thu hút bởi các nghi lễ, diễn xướng linh thiêng, độc đáo mà còn hấp dẫn bởi các hoạt động hội và trò chơi dân gian đa dạng, phong phú, thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ các chiến công oanh liệt của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược.

“Tháng 8 giỗ cha”, lễ hội truyền thống đền Kiếp Bạc tổ chức vào ngày giỗ của Đức Thánh Trần 20/8, không chỉ thu hút bởi các nghi lễ, diễn xướng linh thiêng, độc đáo mà còn hấp dẫn bởi các hoạt động hội và trò chơi dân gian đa dạng, phong phú, thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ các chiến công oanh liệt của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược.

Bên cạnh các nghi thức cúng lễ, ban ấn, cầu an – hội hoa đăng lung linh và huyền ảo, màn diễn xướng hội quân trên sông Lục Đầu là một trong những hoạt động đặc sắc nhất. Những màn duyệt binh hùng tráng, trống trận vang lừng, thuyền bè tấp nập… tái hiện sống động hào khí Đông A thưở nào.

Bên cạnh các nghi thức cúng lễ, ban ấn, cầu an – hội hoa đăng lung linh và huyền ảo, màn diễn xướng hội quân trên sông Lục Đầu là một trong những hoạt động đặc sắc nhất. Những màn duyệt binh hùng tráng, trống trận vang lừng, thuyền bè tấp nập… tái hiện sống động hào khí Đông A thưở nào.

Năm 2012, Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt và không ngừng được quan tâm đầu tư xây dựng. Trong vòng 10 năm trở lại đây, các di tích liên tục được tôn tạo, tu bổ, các nghi lễ, diễn xướng đã bị thất truyền được phục dựng và phát huy giá trị vốn có, đáp ứng nhu cầu tham quan, chiêm bái, tìm hiểu lịch sử của người dân, du khách.

Năm 2012, Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt và không ngừng được quan tâm đầu tư xây dựng. Trong vòng 10 năm trở lại đây, các di tích liên tục được tôn tạo, tu bổ, các nghi lễ, diễn xướng đã bị thất truyền được phục dựng và phát huy giá trị vốn có, đáp ứng nhu cầu tham quan, chiêm bái, tìm hiểu lịch sử của người dân, du khách.

Đặc biệt, Khu di tích lịch sử văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc cùng với Khu di tích Yên Tử (Quảng Ninh) và Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) đang đứng trước cơ hội trở thành Di sản Thế giới trong quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử, hình thành một không gian văn hóa, lịch sử, tôn giáo với giá trị có một không hai. Hiện tỉnh Hải Dương đang tích cực phối hợp với tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang xây dựng hồ sơ trình UNESCO, dự kiến hoàn thành trong năm 2022./.

Đặc biệt, Khu di tích lịch sử văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc cùng với Khu di tích Yên Tử (Quảng Ninh) và Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) đang đứng trước cơ hội trở thành Di sản Thế giới trong quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử, hình thành một không gian văn hóa, lịch sử, tôn giáo với giá trị có một không hai. Hiện tỉnh Hải Dương đang tích cực phối hợp với tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang xây dựng hồ sơ trình UNESCO, dự kiến hoàn thành trong năm 2022./.

Trường Giang/VOV-Đông Bắc

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/dau-xuan-ve-con-son-kiep-bac-post924942.vov