Đây mới lý do thực sự khiến Lưu Bị và Gia Cát Lượng vừa gặp như đã 'thấu tâm can' đối phương, lấy lý tưởng phục hưng Đại Hán, hóa ra nhiều 'không tưởng'

Một loạt lý do được tiết lộ.

Ai "mê" Tam Quốc Diễn Nghĩa chắc hẳn phải biết đến 2 anh hùng Thục Hán "trứ dánh" đó chính là Lưu Bị và Gia Cát Lượng (tự là Khổng Minh). Thế nhưng những đặc điểm dưới đây và câu chuyện được làn truyền về 2 vị anh hùng này ắt hẳn không phải ai cũng rõ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lý do đầu tiên để gắn kết 2 người tài này lại với nhau đó chính là lợi ích và lý tưởng "phục hưng Đại Hán". Khổng Minh là một người có năng lực, nhưng biết bản thân không phù hợp để làm chủ, vì vậy ông cần một chủ nhân cùng chung lợi ích, phù hợp và biết nắm bắt hợp thời điểm. Lưu Bị là người có chí hướng lớn, cầm quân tài giỏi lại biết dùng người tài. Giữa 2 người có mối quan hệ cộng sinh, tuy nhiên điểm đáng nói mối quan hệ chung chí hướng nhưng giữa Lưu Bị và Khổng Minh là mối quan hệ thật lòng, không mưu kế, bởi vậy có lẽ Khổng Minh và Lưu Bị mới có thể "gắn bó" với nhau lâu dài.

Chắc hẳn các bạn xem Tam Quốc Diễn Nghĩa đều biết Gia Cát Lượng là một quân sư toàn tài có khả năng "liệu việc như thần", một nhà ngoại giao cự phách và cũng là một nhà phát minh tài năng. Khi nhắc đến mối quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng, dân gian vẫn thường lưu truyền câu chuyện Lưu Bị ba lần đến lều tranh tìm Gia Cát Lượng cũng như sự trân trọng tài năng tuyệt đỉnh của Lượng.

Trong mắt của người đời sau, khi Gia Cát Lượng đồng ý về bên Lưu Bị làm quân sư, hai người thân thiết và gắn bó như cá với nước. Lưu Bị và Gia Cát Lượng trở thành hình mẫu chuẩn trong quan hệ quân – thần.

Những điểm chung vô hình tạo thành mối liên hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng:

1. Cùng chí hướng "Phục hưng Đại Hán"

2. Cùng có nền tản kiến thức cơ bản đọc hiểu binh thư, kinh thư...

3. Cùng mang hận đối đầu Tào Tháo

4. Cùng sống trong thời kỳ loạn lạc, chiến tranh...

5. Cùng cần ưu điểm tương trợ lẫn nhau.

6. Cùng là nam tử Hán

7. Cùng trung thành, phò trợ nhà Hán đến cuối đời.

8. Cùng là người xa quê đến nương nhờ Kinh Châu.

9. Cùng có gia đình.

10. Cùng có sự đồng cảm với khó khăn đôi bên và với khó khăn của bánh tính.

11. Cùng thấu hiểu nhu cầu, khả năng của tướng sĩ, mưu sĩ, binh sĩ dưới cờ.

Những điểm này đều là cái nhìn bao quát nhất được chính tay người đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa liệt kê lại. Và có một điều không thể chối cãi rằng số đông mọi người đều yêu thích tựa phim này bởi những tình huống "bẻ lái" mạnh mẽ, sự thông minh và mưu kế tài giỏi trong thời Tam Quốc loạn lạc.

Theo Báo Tổ quốc

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/day-moi-ly-do-thuc-su-khien-luu-bi-va-gia-cat-luong-vua-gap-nhu-da-thau-tam-can-doi-phuong-lay-ly-tuong-phuc-hung-dai-han-hoa-ra-nhieu-khong-tuong/20240117095245641