ĐBQH Lê Thanh Vân: Bộ GD&ĐT biên soạn riêng một bộ SGK là không cần thiết

ĐBQH Lê Thanh Vân cho rằng không cần thiết phải thêm một bộ sách giáo khoa riêng do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn.

Sau 5 năm ra đời và 3 năm chính thức được đưa vào triển khai, Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đã cho thấy sự đúng đắn của con đường đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nhằm đáp ứng sự đổi thay của thời cuộc và sự phát triển của khoa học công nghệ trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Trao đổi với Người Đưa Tin xoay quanh việc triển khai, chương trình GDPT 2018, ĐBQH Lê Thanh Vân - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, đại biểu đoàn Cà Mau cho biết, báo cáo tóm tắt kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” đã chỉ ra trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 đã được Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố và nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành giáo dục và toàn thể đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phổ thông tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao, tạo chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáng ghi nhận.

Việc thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông đã được Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành nghiêm túc thực hiện.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện đã được ban hành tương đối toàn diện, bao quát những vấn đề cốt lõi, cần thiết nhất theo yêu cầu đổi mới. Nhìn chung, các văn bản được ban hành kịp thời, đúng tiến độ, phù hợp thẩm quyền.

Đã có có 6 nhà xuất bản tham gia biên soạn, phát hành sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục các khối lớp.

Đã có có 6 nhà xuất bản tham gia biên soạn, phát hành sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục các khối lớp.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng công phu, nghiêm túc, dựa trên cơ sở chính trị, khoa học, lý luận và thực tiễn, có tính kế thừa và phát triển; bám sát mục tiêu, yêu cầu và nội dung đổi mới theo Nghị quyết số 29.

Quy trình xây dựng, thẩm định, phê duyệt, ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được thực hiện đúng quy định, công khai, minh bạch.

Chương trình giáo dục phổ thông mới đã được triển khai trên phạm vi cả nước từ năm học 2020-2021 theo đúng lộ trình quy định tại Nghị quyết số 51.

Hệ thống sách giáo khoa, tài liệu giáo dục được tổ chức biên soạn, thẩm định, phê duyệt, in và phát hành cơ bản theo đúng tiến độ đáp ứng nhu cầu dạy và học. Nội dung sách giáo khoa bám sát yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông mới, phù hợp yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

Việc biên soạn sách giáo khoa đã huy động được đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo có trình độ , uy tín, kinh nghiệm tham gia biên soạn sách giáo khoa. Đã có có 6 nhà xuất bản tham gia biên soạn, phát hành sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục các khối lớp; 6 tổ chức biên soạn sách giáo khoa…

Nhìn nhận thêm về việc triển khai, chương trình GDPT 2018, ông Vân cho hay đa số ý kiến cho rằng chương trình GDPT phải ổn định.

ĐBQH Lê Thanh Vân cho rằng không cần thiết phải thêm một bộ sách giáo khoa riêng do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn.

ĐBQH Lê Thanh Vân cho rằng không cần thiết phải thêm một bộ sách giáo khoa riêng do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn.

“Chương trình ổn định có nghĩa là khung phải ổn định, việc biên soạn sách giáo khoa để thực hiện chương trình phải đa dạng”, ông Vân nói và cho rằng sách giáo khoa để chính thức giảng dạy trong chương trình các cấp học phải ổn định.

“Không nên để chương trình, sách giáo khoa rơi vào tình trạng “năm nay một kiểu sang năm kiểu khác”. Cũng không nên bán kèm vở bài tập và sách tham khảo với sách giáo khoa theo kiểu “bia kèm lạc rang”.

Vừa qua, Đoàn giám sát của Quốc hội đã tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Một trong những vấn đề được đoàn giám sát đưa ra là "nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương về việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa của Nhà nước”.

Nêu quan điểm về nội dung này, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng: “Không cần thiết phải thêm một bộ sách giáo khoa riêng do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn”.

Ông Vân phân tích, Bộ Giáo dục là quản lý nhà nước về giáo dục thì phải quản lý chương trình giáo dục nhất quán, làm sao kiểm soát việc biên soạn sách giáo khoa theo đúng chương trình đó, không được chệch hướng.

“Bởi, việc biên soạn sách giáo khoa có tính sáng tạo, giáo viên và học sinh có quyền lựa chọn sách nào phù hợp để học theo chương trình”, ông Vân nói thêm.

Hoàng Thị Bích

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/dbqh-bo-gddt-bien-soan-rieng-mot-bo-sgk-la-khong-can-thiet-a623843.html