Đệ nhất cao thủ võ lâm truyện Kim Dung là ai?
Danh hiệu đệ nhất cao thủ võ lâm truyện Kim Dung thuộc về một nhân vật xuất hiện khiêm tốn, thậm chí không có một cái tên cụ thể.
Chu Bá Thông (Thần điêu hiệp lữ và Thần điêu đại hiệp) – 81 điểm
Chu Bá Thông là một nhân vật có thật trong lịch sử, song tư liệu về ông rất ít. Trong Anh hùng xạ điêu và Thần điêu hiệp lữ, Chu Bá Thông được xây dựng là sư đệ của Vương Trùng Dương, sư thúc của Toàn Chân thất tử.
Ông được mô tả là người có tính tình ngây thơ, hay đùa giỡn như trẻ con (nên có biệt danh Lão Ngoan Đồng) và là một con nghiện võ thuật.
Ông là người sáng chế ra món võ công ‘Không minh quyền’, đặc biệt là môn Song Thủ Hỗ Bác, môn võ công kỳ dị chỉ dành cho những người có đầu óc hoàn toàn vô tư, trong sáng.
Giác viễn đại sư (Thần điêu hiệp lữ và Ỷ thiên đồ long ký) – 84 điểm
Là một tăng nhân trong chùa Thiếu Lâm, sư phụ của Trương Quân Bảo – Trương Tam Phong. Ông có nội lực cao thâm khi luyện thành Cửu Dương thần công.
Mộ Dung Bác (Thiên long bát bộ) - 86,8 điểm
Mộ Dung Bác là cha của Mộ Dung Phục. Ông chia sẻ ảo tưởng phục quốc với con trai và là kẻ dàn xếp vụ mai phục tại Nhạn Môn quan dẫn đến cái chết của vợ Tiêu Viễn Sơn.
Mộ Dung Phục giả chết và trốn vào chùa Thiếu Lâm trong nhiều năm, bí mật học các bí kíp võ công trong thư viện của chùa. Ông được nhà sư quét rác cứu sống và quyết định từ bỏ tham vọng phục quốc và trở thành học trò của nhà sư.
Tiêu Viễn Sơn (Thiên long bát bộ) – 97 điểm
Tiêu Viễn Sơn là một cao thủ tuyệt thế người Khiết Đan, cha ruột của Tiêu Phong. Trong một lần bị các cao thủ đứng đầu Trung Nguyên vây đánh ở Nhạn Môn Quan, với võ công thuộc hạng thượng thừa, Tiêu Viễn Sơn đã đánh bại gần hết đám cao thủ.
Sau trận chiến, vợ Tiêu Viễn Sơn không may bị giết chết, quá uất hận, về sau, Tiêu Viễn Sơn đã tạo ra một cuộc trả thù đẫm máu và bị gọi là "đại ác nhân". Cuối truyện, ông được Tảo Địa Tăng điểm hóa và quy ẩn tại Thiếu Lâm Tự.
Vương Trùng Dương (Anh hùng xạ điêu) - 90 điểm
Tuy là một đạo sỹ xa lánh hồng trần nhưng khi thấy cảnh người dân điêu đứng lầm than vì quân Kim xâm lược, Vương Trùng Dương đã nhập thế để cứu độ chúng sinh, lãnh đạo nhân dân đứng lên chống giặc.
Qua ngòi bút của Kim Dung, người ta biết đến Vương Trùng Dương không chỉ là một anh hùng dân tộc chống quân Kim mà còn là một Trung Thần Thông võ công cái thế.
Tại Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, Vương Trùng Dương được bầu là người võ công cao nhất, hiệu là Trung Thần Thông, được giữ bộ Cửu Âm chân kinh, 4 người còn lại là Hoàng Dược Sư (Đông Tà), Âu Dương Phong (Tây Độc), Đoàn Trí Hưng (Nam Đế) và Hồng Thất Công (Bắc Cái) và chỉ 4 người này mới thật sự biết được võ công lợi hại của Vương Trùng Dương tới đâu.
Đoàn Dự (Thiên long bát bộ) – 92 điểm
Đoàn Dự cũng là một trong 3 nhân vật nam chính trong truyện Thiên long bát bộ, là vương tử nước Đại Lý, dáng vẻ thư sinh, sùng đạo Phật, ghét bạo lực, thẳng thắn, nhiều khi hơi gàn.
Không chịu học võ nhưng nhờ cơ duyên may mắn, Đoàn Dự học được Bắc Minh Thần Công có thể hút công lực của người khác, Lăng Ba Vi Bộ di chuyển khinh công nhanh chóng, nhẹ nhàng.
Hư Trúc (Thiên Long bát bộ) – 93 điểm
Xuất thân là 1 tiểu hòa thượng địa vị và võ công rất thấp kém của chùa Thiếu Lâm nhưng sau bước đường phiêu lưu với rất nhiều kỳ duyên, Hư Trúc chẳng những có được 1 thân võ công thượng thừa, nắm giữ nhiều quyền lực mà còn phát hiện lai lịch không hề đơn giản của mình.
Là nhân vật chính xuất hiện cuối cùng, cũng là người được Kim Dung cho ít đất diễn nhất nhưng bù lại Hư Trúc được tác giả ưu ái cho gặp rất nhiều may mắn, lần lượt làm trưởng môn phái Tiêu Dao, chủ nhân Linh Thứu Cung, thống lĩnh 36 động 72 đảo và cuối cùng là phò mã Tây Hạ.
Kiều Phong (Thiên Long Bát Bộ) - 95 điểm
Là bang chủ của phái Cái Bang, sở hữu phẩm chất lãnh đạo mạnh mẽ và sức mạnh đặc biệt trong võ thuật, Kiều Phong được cả giang hồ kính nể về tài nghệ võ công lẫn nghĩa khí.
Câu nói "Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung" đã thành nổi tiếng không ai không biết trong chốn giang hồ (tên tuổi Kiều Phong được xếp trước cả dòng họ Mộ Dung, một võ học danh giá ở Giang Nam).
Độc Cô Cầu Bại (Thần điêu hiệp lữ) - 99 điểm
Đây là nhân vật bí ẩn nhất trong truyện Kim Dung, Độc Cô Cầu Bại xuất hiện như một con người kiếm thuật vô song trong Thần Điêu Hiệp Lữ theo sự hồi tưởng của Dương Quá.
Tuyệt thế võ công của Độc Cô Cầu Bại là Độc Cô Cửu Kiếm tung hoành thiên hạ. Cuối đời, Độc Cô Cầu Bại sống cô quạnh, chết trong buồn bã vì không thể tìm được một người có thể địch nổi kiếm thuật của mình, mong một lần thất bại mà không được.
Độc Cô Cầu Bại đã chôn các thanh kiếm của mình tại nơi gọi là kiếm mộ và ghi chú giải triết lý của bốn thanh kiếm.
Tảo Địa Tăng (Thiên Long Bát Bộ) - 100 điểm
Tảo Địa Thần Tăng (nhà sư quét lá) hay còn có tên gọi khác là Vô Danh Lão Tăng, người đã xuất hiện một cách khiêm tốn, giản dị trong tiểu thuyết Kim Dung với bộ áo cà sa sờn cũ, hòa giải ân oán giữa Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác.
Không chỉ đạt được cảnh giới võ học thâm sâu, Tảo Địa Thần Tăng còn am hiểu y lý, đạo pháp Phật mô. Chỉ trong vòng vài chục phút ngắn ngủi, vị lão tăng này đã làm được những việc tưởng chừng như cả thiên hạ không ai làm nổi.
Hai chưởng đánh gục Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn nhẹ như lông hồng, dùng một tay đỡ đòn Hàng Long Thập Bát Chưởng của Kiều Phong mà chỉ lui vài bước đủ để thấy võ công của Thiếu Lâm Thần Tăng này cao thâm tới mức nào.
Lặng lẽ làm người quét dọn Tàng Kinh Các suốt 50 năm nhưng luận về tài và đức của Tảo Địa Tăng thì đến đại đức cao tăng cũng phải nghiêng mình kính phục. Tảo Địa Thần Tăng được coi là người có võ công cao nhất trong Thiên Long Bát Bộ, cũng là đệ nhất cao thủ võ công trong tiểu thuyết Kim Dung.