Đề xuất bãi bỏ một số quy định thuộc lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất bãi bỏ một số quy định thuộc lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất bãi bỏ một số quy định thuộc lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội

Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành sau:

1- Thông tư số 08/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết lý do bãi bỏ: Căn cứ pháp lý ban hành là Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động đã hết hiệu lực pháp luật.

2- Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động.

Lý do bãi bỏ được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra: Căn cứ pháp lý ban hành là Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động đã hết hiệu lực pháp luật.

3- Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH ngày 15/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình.

Lý do bãi bỏ là: Căn cứ pháp lý ban hành là Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình đã hết hiệu lực pháp luật.

4- Thông tư số 27/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc cơ quan quản lý nhà nước về lao động lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở địa phương trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, lý do bãi bỏ là: Căn cứ pháp lý là Bộ luật Lao động 2012 đã hết hiệu lực pháp luật.

5- Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

Lý do bãi bỏ được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra: Căn cứ pháp lý ban hành là Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động đã hết hiệu lực pháp luật.

6- Thông tư số 29/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động quy định tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

Lý do bãi bỏ là: Căn cứ pháp lý ban hành là Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động đã hết hiệu lực pháp luật.

7- Thông tư số 35/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động khi chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo Quyết định 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/06/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Lý do bãi bỏ được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lý giải: Quyết định 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/06/2015 của Thủ tướng Chính phủ đã hết hiệu lực pháp luật.

8- Thông tư số 17/2018/TT-BLĐTBXH ngày 17/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nêu rõ lý do: Căn cứ để ban hành Thông tư không còn hiệu lực gồm: Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ LĐTBXH; Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04/10/2017 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

9- Thông tư số 20/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn cơ chế phối hợp trong việc thực hiện thanh tra chuyên ngành lao động, an toàn, vệ sinh lao động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính.

Lý do bãi bỏ được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đưa ra: Căn cứ để ban hành Thông tư không còn hiệu lực gồm: Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04/10/2017 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

10- Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16/02/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng.

Lý do bãi bỏ: Căn cứ để ban hành Quyết định không còn hiệu lực gồm: Luật Lao động ngày 23/6/1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động ngày 12/4/2002; Luật Thanh tra ngày 15/6/2004; Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31/3/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

11- Thông tư liên tịch số 28/2010/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 16/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy.

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, lý do bãi bỏ là: Căn cứ ban hành là Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 của Chính phủ đã hết hiệu lực thi hành.

12- Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 31/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.

Lý do bãi bỏ: Căn cứ ban hành là Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02/12/2003; Nghị định số 94/2011/NĐ-CP ngày 18/10/2011 của Chính phủ đã hết hiệu lực thi hành.

13- Nghị quyết liên tịch số 01/2005/NQLT-BLĐTBXH-BCA-BVHTT-UBTWMTTQVN ngày 17/11/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Văn hóa -Thông tin và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc quy định và hướng dẫn nội dung hoạt động, phân loại, đánh giá công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm.

Lý do bãi bỏ được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đưa ra: Luật Phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 16/2008/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật phòng, chống ma túy số 73/2021/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 10/01/2022; Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012 (Khoản 2 Điều 141 quy định Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL – UBTVQH10 hết hiệu lực).

14- Nghị quyết liên tịch số 01/2008/NQLT-BLĐTBXH-BCA-BVHTTDL-UBTƯMTTQVN ngày 28/8/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc ban hành "Các tiêu chí phân loại, chấm điểm đánh giá và biểu thống kê báo cáo về công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm".

Lý do được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đưa ra là: Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị quyết số 24/2012/NQ-QH13 ngày 20/6/2012 của Quốc hội quy định không áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người có hành vi bán dâm. Do vậy, các tiêu chí thống kê quy định tại Nghị quyết liên tịch số 01 không còn phù hợp với thực tiễn.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn

Nguồn Chính Phủ: https://baochinhphu.vn/de-xuat-bai-bo-mot-so-quy-dinh-thuoc-linh-vuc-lao-dong-thuong-binh-va-xa-hoi-1022410041654526.htm