Đề xuất giao địa phương cơ chế đặc thù về giải phóng mặt bằng

Thảo luận tại tổ cho ý kiến vào Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội đều tán thành với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, đồng thời đề xuất giao cho các địa phương cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng, có khung đền bù rõ ràng để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.

Với độ dài khoảng 1541 km, có tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD, dự kiến, tuyến đường sắt tốc độ cao có 60% là cầu trên cao, 10% đi ngầm và 30% là nền đất. Đại biểu Nguyễn Thị Thủy dẫn chứng thực tế các dự án lớn từ trước đến nay, khâu giải phóng mặt bằng luôn là yếu tố dẫn đến việc chậm tiến độ. Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu tuyến đi ngầm có thể giảm xuống dưới 30%.

Theo dự thảo, UBND cấp tỉnh sẽ có Dự án đi qua được xây dựng trước khu tái định cư; sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Đại biểu đề nghị, cần phải có khung đền bù cụ thể.

Các đại biểu lưu ý, đã có chủ trương tách tách giải phóng mặt bằng thành dự án riêng nhưng trong trình bày của Chính phủ về dự án đường sắt tốc độ cao thì chưa nói đến vấn đề này. Do đó, Chính phủ và cơ quan thẩm tra nên thảo luận, nghiên cứu sâu về phương án tách giải phóng mặt bằng thành dự án riêng.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Khánh An

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/de-xuat-giao-dia-phuong-co-che-dac-thu-ve-giai-phong-mat-bang-242872.htm