ĐỀ XUẤT KÉO DÀI THỜI GIAN GIẢM THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG SANG NĂM 2025 NHẰM GÓP PHẦN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Đóng góp vào việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội, nhiều ĐBQH cho rằng, Quốc hội cần cân nhắc xem xét cho phép tiếp tục kéo dài thêm thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng sang năm 2025. Tuy nhiên, đối tượng được giảm thuế cần được rà soát kỹ lưỡng để có sự thay đổi cho phù hợp...

Đại dịch COVID-19 đã tác động và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội, hoạt động của các doanh nghiệp và đời sống của Nhân dân. Trước bối cảnh đó, Quốc hội khóa XV đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023 để góp phục phục hồi nền kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như người dân vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra.

Quốc hội thảo luận về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”

Quốc hội thảo luận về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”

Đề cập về Kết quả thực hiện giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát cho biết: Đến hết năm 2023, sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 43, nước ta đã từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế, khôi phục các hoạt động kinh tế, xã hội. Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 90/2023/QH15 ngày 08/6/2023 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024 và Nghị quyết số 94/2023/QH15 ngày 22/6/2023 về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.

Qua 02 năm thực hiện, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 43 cơ bản hoàn thành. Tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,12%, là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022; năm 2023 đạt 5,05% là mức khá cao trong điều kiện thế giới và trong nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; việc huy động, phân bổ và điều hòa sử dụng vốn đầu tư công giúp đưa nguồn lực vào nền kinh tế hợp lý; lạm phát được kiềm chế, lãi suất, tỷ giá được điều hành phù hợp, ổn định; bội chi ngân sách, nợ công trong phạm vi Quốc hội cho phép và thấp hơn so với mức dự kiến.

 Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát

Nhiều chính sách đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả kịp thời; các cơ chế đặc thù được Quốc hội thông qua đã phát huy hiệu quả, tăng cường trách nhiệm, năng lực điều hành, tính chủ động, sáng tạo của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương, rút ngắn thời gian thực hiện, thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn, bổ sung dòng tiền quan trọng, kịp thời cho nền kinh tế, đồng thời, phát huy hiệu quả các dự án đầu tư.

Đóng góp vào việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” tại Kỳ họp thứ 7, nhiều ĐBQH cho rằng, Quốc hội cần cân nhắc xem xét cho phép tiếp tục kéo dài thêm thực hiện chính sách trong thời gian phù hợp, trong đó đề nghị giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho tất cả các mặt hàng từ 10% xuống 8%.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị nêu quan điểm: Trong bối cảnh siết chặt kỷ luật, kỷ cương của bộ máy thực thi các chính sách nên ưu tiên tính khả thi. Gói hỗ trợ lãi suất 2% không thực hiện được do không khả thi, trong khi đó gói giảm thuế VAT phát huy hiệu quả cao. Do biện pháp này dựa trên các thủ tục thuế sẵn có, việc giảm VAT cũng gặp vấn đề khi phân loại hàng nào là 8% và loại hàng nào là 10%. Nếu được làm lại có lẽ gọi VAT nên giảm đồng loạt xuống 8% sẽ tốt hơn.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị

Đại biểu Hà Sỹ Đồng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị

Đại biểu Hà Sỹ Đồng khẳng định, sự điều hành của Chính phủ rất linh hoạt. Chính phủ đã chủ động đưa ra thêm các giải pháp khác để ứng phó với tình hình, giảm thuế xăng, dầu là giải pháp vô cùng thiết thực khi giá nhiên liệu toàn cầu tăng lại giúp cho quá trình phục hồi kinh tế diễn ra thuận lợi hơn. Gia hạn nộp thuế đến cuối năm, giải pháp này cũng rất thiết thực vì doanh nghiệp như được vay một khoản ngắn hạn lãi suất 0% có tác dụng rất lớn đối với doanh nghiệp khi lãi suất tăng cao và thủ tục vay ngân hàng khó khăn.

Bài học nữa là tập trung vào tính khả thi và chọn thời điểm. Chính sách kinh tế vĩ mô có đặc điểm quan trọng là phải chọn đúng thời điểm, một chính sách có thể đúng vào tháng 1, nhưng chưa chắc đã đúng vào tháng 3 khi diễn biến lạm phát tăng trưởng đã khác. Do đó, nếu trong tương lai chúng ta có các chương trình gói hỗ trợ kinh tế vĩ mô, phải cân nhắc rất kỹ về yếu tố thời điểm để đưa ra chính sách vào cuộc sống, còn như Nghị quyết 43 cho thời hạn thực hiện 2 năm, trong thời gian đó thì rất nhiều thứ đã khác, khủng hoảng kinh tế do COVID-19 rất khác với các khủng hoảng khác. Nếu gặp tình huống cần chính sách hỗ trợ, việc đầu tiên cần nghĩ đến là giảm thuế, thậm chí có thể cân nhắc việc giảm thuế mức lớn hơn và cần tập trung vào một số ngành rất cụ thể. Ví dụ, vào thời điểm mới bắt đầu hết giãn cách, khôi phục các đường bay, thậm chí nên tính đến việc giảm VAT hàng không về 0 hoặc giảm các loại phí, thuế khác, điều này có thể giúp cho ngành hàng không và các ngành khác phục hồi, phát triển kinh tế nhanh hơn.

Đại biểu Trần Anh Tuấn - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh

Đại biểu Trần Anh Tuấn - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh

Đồng thuận với quan điểm trên, đại biểu Trần Anh Tuấn - Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh khẳng định, nhóm chính sách thành công, mang lại hiệu quả tích cực đối với nền kinh tế là chính sách giảm thuế VAT 2%. Trong Báo cáo cũng đã chỉ ra rõ nguồn lực dành cho cái chính sách này. Tuy nhiên, Quốc hội cần có sự đánh giá rõ thêm hiệu quả của chính sách mang lại.

Ngoài những nhận định mà chúng ta thấy rõ ràng là chính sách đã góp phần kích cầu nền kinh tế, hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chính sách giảm thuế VAT 2% còn góp phần vào tăng thuế thu nhập cho doanh nghiệp. Do vậy, đại biểu Trần Anh Tuấn đề nghị chính sách giảm thuế VAT 2% tiếp tục được kéo dài trong thời gian tới.

Đối tượng được giảm thuế cần được rà soát kỹ lưỡng để có sự thay đổi cho phù hợp

Đề cập về đối tượng được giảm thuế VAT, đại biểu Dương Khắc Mai – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông nêu rõ: Việc giảm 2% thuế suất giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội đã có tác động tích cực trực tiếp đến đời sống xã hội, qua đó giảm giá thành sản phẩm, trong đó phần lớn là các nhóm mặt hàng tiêu dùng thiết yếu hằng ngày của Nhân dân, giúp đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ cho đời sống của người dân. Mặt khác, còn có tác dụng kích cầu tiêu dùng đối với các doanh nghiệp. Việc giảm thuế suất góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.

Đại biểu Dương Khắc Mai – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông

Đại biểu Dương Khắc Mai – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông

Theo đại biểu Dương Khắc Mai, thực hiện Nghị quyết 110 nghị quyết kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã có báo cáo về tình hình triển khai nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế VAT 2%, đồng thời có tờ trình về việc tiếp tục giảm thuế VAT đến hết năm 2024. Đại biểu Dương Khắc Mai ủng hộ chủ trương này. Tuy nhiên, về đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng cần được rà soát kỹ lưỡng để có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay. Lý do, đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 43 được ban hành trong bối cảnh rất đặc biệt và khác nhiều so với thời điểm hiện tại.

Đại biểu Dương Khắc Mai cũng đồng quan điểm đề nghị Quốc hội có thể cho phép kéo dài thời gian thực hiện nghị quyết để hoàn thành các công trình, phần việc do những khó khăn, bất cập mà như nhiều đại biểu đã phân tích, nhằm tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương

Đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương

Đưa ra quan điểm về nội dung trên, đại biểu Nguyễn Quang Huân – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương cho rằng, về các chính sách giảm thuế 2%, có một số những ngành chúng ta đưa ra là đúng nhưng có những ngành chúng ta thấy chưa chắc đã cần phải giảm. Việc giảm thuế VAT 2% đấy là thuế giãn thu cho doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp đã trở lại bình thường. Tất nhiên, khu vực doanh nghiệp tư nhân vẫn còn đang khó khăn nhưng có thể hỗ trợ khu vực doanh nghiệp tư nhân bằng các chính sách để các doanh nghiệp bớt khó khăn thì hiệu quả hơn là việc giảm thuế 2%.

Trước những ý kiến, đề xuất của các ĐBQH, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh: Kết quả giám sát cơ bản đạt được các mục tiêu đã đặt ra, các ĐBQH thống nhất Nghị quyết 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là quyết sách đúng đắn, kịp thời, góp phần quan trọng và phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Các nghị quyết về dự án quan trọng quốc gia đã cải thiện đáng kể hạ tầng giao thông, mở ra không gian phát triển mới, tăng cường liên kết vùng, nội vùng, tạo động lực, sức lan tỏa, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương, các vùng trong cả nước và mở rộng đầu tư thu hút vốn trong nước và quốc tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định: Bằng kinh nghiệm công tác của mình ở các Bộ, ngành, địa phương và từ thực tiễn, từ lắng nghe ý kiến của cử tri, của nhân dân, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng đối với việc thực hiện Nghị quyết 43 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia. Các ý kiến tập trung phân tích kết quả đạt được, bất cập, hạn chế và nguyên nhân, trách nhiệm trong việc thực hiện nghị quyết, đóng góp nhiều giải pháp để đảm bảo kết quả, hiệu quả hơn khi ban hành chính sách trong tình hình khẩn cấp, cấp bách hoặc khi có những biến động bất ngờ về kinh tế - xã hội do các yếu tố khách quan.

Các ĐBQH cũng đóng góp giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia và thực hiện có hiệu quả các chính sách của Nghị quyết 43 còn chưa kết thúc. Ý kiến của các ĐBQH đã được ghi chép đầy đủ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Đoàn giám sát và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện dự thảo nghị quyết giám sát trình Quốc hội xem xét, thông qua./.

Bích Lan

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn//tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=87086