Đề xuất lùi thời điểm có hiệu lực, giãn lộ trình tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
'Thống nhất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia, tuy nhiên cần lùi thời điểm có hiệu lực, giãn lộ trình tăng thuế đối với các mặt hàng này đến năm 2027'. Đây là vấn đề được thảo luận tại Hội thảo công bố Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia.
Theo các đại biểu, bia là ngành kinh tế - kỹ thuật lâu đời, đóng góp gần 60 ngàn tỷ đồng cho ngân sách mỗi năm. Trong đó, trên 40.000 tỷ đồng là Thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, Chính phủ đề xuất 2 phương tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt:
Phương án 1: Tăng dần 5% mỗi năm từ mốc 65% lên 90% trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Phương án 2: Tăng 15% trong năm 2026, sau đó mỗi năm tăng 5% và lên 100% vào năm 2030.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu đánh giá tác động của các doanh nghiệp, Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát Việt Nam đề xuất phương án 3. Theo đó áp dụng đánh thuế từ năm 2027 là 5% sau đó cứ 2 năm tăng thuế 1 lần.
Ngành kinh doanh bia hiện có mối quan hệ mật thiết với 22 nhóm ngành trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp trong ngành chịu ảnh hưởng doanh thu khá lớn bởi Nghị định 100, không được hưởng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2%. Nếu quyết định tăng thuế, GDP giảm 0,0353% (phương án 1), giảm 0,08% (phương án 2). Do vậy, các chuyên gia kiến nghị cần lùi thời hạn có hiệu lực của Luật vào năm 2027 thay vì đầu 2026, đồng thời, giãn lộ trình tăng 2 năm 1 lần, mỗi lần tăng 5% đến năm 2031.
Sau giai đoạn Covid-19, sức chống chịu của lĩnh vực kinh tế đều bị suy giảm. Các chuyên gia cho rằng, tăng thuế có lộ trình và giãn cách các đợt tăng thuế sẽ giúp doanh nghiệp có sự ứng phó tốt hơn, từ đó nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!