Đề xuất người không có nơi cư trú cũng được mua BHYT theo hộ gia đình

Những vấn đề như đối tượng tham gia BHYT, đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh,... được các chuyên gia nêu trong hội thảo góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT và một số vấn đề về BHYT.

Ngày 16-5, Trường Đại học Luật TP.HCM đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế và một số vấn đề về bảo hiểm y tế” với sự tham gia của các chuyên gia, người làm chuyên môn trên lĩnh vực bảo hiểm y tế (BHYT).

 Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và một số vấn đề về bảo hiểm y tế”. Ảnh: NH

Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và một số vấn đề về bảo hiểm y tế”. Ảnh: NH

Tại hội thảo, ThS Đoàn Công Yên, Giảng viên Trường Đại học Luật TP.HCM ý kiến: Theo dự thảo, tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình là hình thức tham gia BHYT của những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Khái niệm này là phù hợp bởi kể từ ngày 1-1-2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hết giá trị sử dụng, việc quản lý cư trú được thực hiện bằng phương thức điện tử. Vì thế, khái niệm hộ gia đình tham gia BHYT cũng cần được thay đổi để phù hợp với quy định này.

Theo dự thảo có thể hiểu: Không bắt buộc “toàn bộ người” cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp phải tham gia theo hình thức hộ gia đình; Những người tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình có thể không phải là thành viên cùng một hộ gia đình mà có thể là người lao động tự do, chuyên gia tư vấn độc lập… thuê nhà, thuê phòng trọ và đăng ký tạm trú tại nhà hoặc phòng trọ được thuê. Quy định này sẽ tạo điều kiện cho người di cư, yếu thế như người bán hàng rong, lái xe công nghệ,… thuận tiện trong việc tham gia BHYT. Những người lao động này được nhà làm luật đưa vào Dự thảo tại điểm khoản 5 Điều 12.

 Chuyên gia trình bày tham luận trong Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế và một số vấn đề về bảo hiểm y tế”. Ảnh: NH

Chuyên gia trình bày tham luận trong Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế và một số vấn đề về bảo hiểm y tế”. Ảnh: NH

“Tại khoản 4 Điều 2 Dự thảo có nêu: Tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình là hình thức tham gia BHYT của những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những người không có điều kiện để đăng ký tạm trú, thường trú, như vậy những người này không thể tham gia BHYT hộ gia đình. Chính vì thế, dự thảo có thể bổ sung thêm đối tượng là người đã được cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú….”- ThS Yên nêu.

TS-BS Lê Cao Phương Duy, Phó Giám đốc bệnh viện Nguyễn Tri Phương ý kiến: “Hiện nay BHYT của chúng ta rất nhân văn nhưng chưa công bằng. Bởi, có những người đóng BHYT một tháng hay đóng 10 năm cũng đều được hưởng quyền lợi như nhau. Chính vì thế tôi đề nghị ngành BHYT có thể nghiên cứu làm sao người tham gia có thể hưởng mức BHYT tương xứng với thời gian đóng”.

TS Duy cho biết về vấn đề đẩy mạnh môi trường số trong khám chữa bệnh hiện nay Bộ Y tế vẫn đang khuyến khích các bệnh viện phải điện tử tuy nhiên hệ thống dữ liệu chưa liên thông đầy đủ giữa các bệnh viện nên gây khó khăn trong quá trình khám chữa bệnh.

Dự thảo Luật BHYT sửa đổi để khắc phục những bất cập

TS Lê Trường Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại hội thảo. Ảnh: NH

Sau 15 triển khai và từng bước phát triển, Luật BHYT đã đánh dấu bước tiến quan trọng của BHYT, khẳng định tính đúng đắn, trong việc góp phần thực hiện tốt chính sách BHYT toàn dân.

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, Luật BHYT đã phát sinh những bất cập, khó khăn trong việc thực hiện. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đã Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT nhằm giải quyết các bất cập phát sinh trong quá trình thực thi Luật BHYT.

Với những chia sẻ, góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan quản lý, nhà trường sẽ gửi đến các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương nhằm đóng góp cho công tác hoàn thiện nội dung Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.

TS Lê Trường Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM

NGUYỄN HIỀN

Nguồn PLO: https://plo.vn/de-xuat-nguoi-khong-co-noi-cu-tru-cung-duoc-mua-bhyt-theo-ho-gia-dinh-post790932.html