Hà Nội - trái tim của cả nước đối với nhiều người không còn quá xa lạ, đó là sự nhộn nhịp của phố phường, sự phát triển không ngừng về mọi mặt.
Có thể thấy, từ trước đến nay mọi thứ ở Thủ đô nghìn năm văn hiến không ngừng chuyển động bất kể ngày hay đêm. Dòng chảy muôn mặt đời sống xã hội đã khiến từng ngõ nhỏ đến đường phố luôn tất bật.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 đang lấy đi những thứ vốn có của Hà Nội đã có khi ban ngày đã bớt nhộn nhịp, tác đường, còn về đêm, mọi cảnh vật, phố xá, hoạt động của con người... hoàn toàn ''ngưng đọng'' như những bức tranh tĩnh vật.
Dường như lúc này, ai cũng thấy Hà Nội đã thay đổi rất nhiều.
Dù là trong tuần đại lễ Phục Sinh của người Công giáo, nhưng các cửa Nhà thờ Lớn đều đóng kín và xung quanh không còn 1 bóng người.
Hồ Gươm trong đêm cách ly toàn xã hội.
Tại ngã tư Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng giao với Tràng Thi khá yên ắng sau 1 ngày dài.
Mọi thứ quá xa lạ với những người sinh sống và làm việc tại Hà Nội.
Tại khu vực Nhà hát Lớn Hà Nội, cảnh vật cũng yên tĩnh.
Không còn dòng người lướt vội....
Nút giao chân cầu Chương Dương những ngày cách ly toàn xã hội.
Không gian tĩnh lặng trong đêm khi TP đã ngủ.
Ký ức của người Hà Nội sẽ chẳng thể quên được hình ảnh cây cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử của Thủ đô.
Chợ Đồng Xuân thực sự có những ngày nghỉ khi các hàng quán đều đóng cửa khi Hà Nội thực hiện cách ly xã hội.
Cửa ô duy nhất còn lại trong 5 cửa ô của Kinh thành Thăng Long xưa là Ô Quan Chưởng không có sự chuyển động.
Trong khi đó, phố Tạ Hiện - khu phố Tây duy nhất Thủ đô khi mang trong mình vẻ đẹp quyến rũ không chỉ người dân Hà Nội mà với cả du khách nước ngoài cũng đi vào ''giấc ngủ''.
Con phố đêm độc đáo nhất Hà Nội trong sự trầm lắng.
Phố Hàng Đào cũng tĩnh lặng trong đêm...
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục gồm Đài phun nước - Phố Đinh Tiên Hoàng - Phố Cầu Gỗ - Thủy Tạ trong đêm 14/4.
Cột cờ Hà Nội - biểu tượng lịch sử quân sự Thủ đô.
Không gian Quảng trường Ba Đình.
Phố Phan Đình Phùng mặc lên sự trầm lặng giữa đêm.
Ga Hà Nội trong trong đêm.
Ngọc Tú