Đi đánh cá, bất ngờ tóm được 'quái vật tiền sử' ở Địa Trung Hải

Nhà sinh vật biển Enrique Ostale - trưởng nhóm thí nghiệm Sinh học Biển của Đại học Seville ở thành phố Ceuta, Tây Ban Nha đã vô cùng may mắn khi bắt được một con 'thủy quái' thời tiền sử khi đang đi đánh bắt cá ngừ ngoài khơi bờ biển Địa Trung Hải.

Nhà sinh vật biển Enrique Ostale, Trưởng nhóm thí nghiệm Sinh học Biển của Đại học Seville ở thành phố Ceuta, Tây Ban Nha không thể ngờ mình có thể may mắn bắt được một con " thủy quái".

Nhà sinh vật biển Enrique Ostale, Trưởng nhóm thí nghiệm Sinh học Biển của Đại học Seville ở thành phố Ceuta, Tây Ban Nha không thể ngờ mình có thể may mắn bắt được một con " thủy quái".

Với làn da xám đen, các rãnh tròn ở hai bên sườn và một cái đầu lớn trông giống cá thời tiền sử, có vây lưng hình vảy đặc biệt, con "thủy quái" này có khả năng là loài mola alexandrini, một loài thuộc họ cá mặt trăng.

Với làn da xám đen, các rãnh tròn ở hai bên sườn và một cái đầu lớn trông giống cá thời tiền sử, có vây lưng hình vảy đặc biệt, con "thủy quái" này có khả năng là loài mola alexandrini, một loài thuộc họ cá mặt trăng.

Ban đầu con cá bơi lạc vào trong một buồng dưới nước gắn với thuyền, sau đó các ngư dân và nhà khoa học đã phát hiện và đưa nó lên bằng cần cẩu. Họ tiến hành đo đạc, chụp ảnh và lấy mẫu DNA. Sau khi đo đạc, các nhà sinh vật biển đã thả con vật trở lại biển.

Ban đầu con cá bơi lạc vào trong một buồng dưới nước gắn với thuyền, sau đó các ngư dân và nhà khoa học đã phát hiện và đưa nó lên bằng cần cẩu. Họ tiến hành đo đạc, chụp ảnh và lấy mẫu DNA. Sau khi đo đạc, các nhà sinh vật biển đã thả con vật trở lại biển.

Được biết đây là loài cá mặt trời, có tên tiếng Anh là ocean sunfish, tạm dịch là "cá mặt trời đại dương". Sở dĩ được đặt gọi là "cá mặt trời" vì người dân thường nghĩ chúng hay tắm nắng trên mặt biển khi thấy chúng bơi nổi sát mặt nước.

Được biết đây là loài cá mặt trời, có tên tiếng Anh là ocean sunfish, tạm dịch là "cá mặt trời đại dương". Sở dĩ được đặt gọi là "cá mặt trời" vì người dân thường nghĩ chúng hay tắm nắng trên mặt biển khi thấy chúng bơi nổi sát mặt nước.

Đặc điểm chung của cá mặt trời là có hình thù kỳ dị, chúng có thân hình bầu dục tròn, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cá da trơn mình dẹt, đuôi ngắn, đầu tròn, mắt lớn, miệng khá nhỏ so với kích thước toàn thân, hai vây ngắn.

Đặc điểm chung của cá mặt trời là có hình thù kỳ dị, chúng có thân hình bầu dục tròn, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cá da trơn mình dẹt, đuôi ngắn, đầu tròn, mắt lớn, miệng khá nhỏ so với kích thước toàn thân, hai vây ngắn.

Hầu hết thời gian cá mặt trời để cho cả khối thân mình đồ sộ trôi tự do theo các dòng nước. Những con trưởng thành thích trôi nghiêng một bên.

Hầu hết thời gian cá mặt trời để cho cả khối thân mình đồ sộ trôi tự do theo các dòng nước. Những con trưởng thành thích trôi nghiêng một bên.

Cá mặt trời không có một cái đầu thực sự. Mặt cá và khe mang nhỏ, đặc biệt là miệng cá rất nhỏ. Tuy to lớn nhưng miệng chúng lại rất nhỏ, mỗi hàm có hai răng dính nhau làm thành một cái mỏ.

Cá mặt trời không có một cái đầu thực sự. Mặt cá và khe mang nhỏ, đặc biệt là miệng cá rất nhỏ. Tuy to lớn nhưng miệng chúng lại rất nhỏ, mỗi hàm có hai răng dính nhau làm thành một cái mỏ.

Với cái miệng đặc biệt như vậy nên chúng không thể nuốt mồi to mà chỉ chuyên ăn giáp xác nhỏ và các phiêu sinh vật khác. Thức ăn chủ yếu của cá là các loại rong, thủy mẫu, động vật giáp xác phù du, ấu chế cá chình..v.v.

Với cái miệng đặc biệt như vậy nên chúng không thể nuốt mồi to mà chỉ chuyên ăn giáp xác nhỏ và các phiêu sinh vật khác. Thức ăn chủ yếu của cá là các loại rong, thủy mẫu, động vật giáp xác phù du, ấu chế cá chình..v.v.

Do cá mặt trời ở vùng nước sâu nên nhiệt độ thấp ở đây có thể ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh và thị giác của cá, vì vậy một số nhóm cá đã tiến hóa một cách độc lập với khả năng tự sưởi ấm mắt và não để hạn chế tác động kể trên.

Do cá mặt trời ở vùng nước sâu nên nhiệt độ thấp ở đây có thể ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh và thị giác của cá, vì vậy một số nhóm cá đã tiến hóa một cách độc lập với khả năng tự sưởi ấm mắt và não để hạn chế tác động kể trên.

Cá mặt trời là một trong những loài cá đẻ nhiều trứng nhất trong các loài cá ở đại dương. Dù chỉ mang thai trong 3 tuần, nhưng có thể đẻ mỗi lần khoảng 300 triệu trứng.

Cá mặt trời là một trong những loài cá đẻ nhiều trứng nhất trong các loài cá ở đại dương. Dù chỉ mang thai trong 3 tuần, nhưng có thể đẻ mỗi lần khoảng 300 triệu trứng.

Trứng của loài cá này trôi lơ lửng theo các dòng hải lưu. Lúc còn nhỏ cũng bơi bình thường như những loại cá khác, cho đến khi trưởng thành chúng mới bắt đầu lười biếng chỉ thích trôi nghiêng theo các dòng hải lưu.

Trứng của loài cá này trôi lơ lửng theo các dòng hải lưu. Lúc còn nhỏ cũng bơi bình thường như những loại cá khác, cho đến khi trưởng thành chúng mới bắt đầu lười biếng chỉ thích trôi nghiêng theo các dòng hải lưu.

Loài này có phân bố rộng trên toàn thế giới, trong vùng nhiệt đới và các vùng biển ấm, nhưng cá mặt trời phân bố chủ yếu ở các vùng biển nhiệt đới. Về mùa nóng có thể đến vùng ôn đới, thậm chí đến cả hàn đới, khi có thời tiết ấm áp chúng đến cả vùng ôn đới, phía bắc và phía Nam xích đạo.

Loài này có phân bố rộng trên toàn thế giới, trong vùng nhiệt đới và các vùng biển ấm, nhưng cá mặt trời phân bố chủ yếu ở các vùng biển nhiệt đới. Về mùa nóng có thể đến vùng ôn đới, thậm chí đến cả hàn đới, khi có thời tiết ấm áp chúng đến cả vùng ôn đới, phía bắc và phía Nam xích đạo.

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/di-danh-ca-bat-ngo-tom-duoc-quai-vat-tien-su-o-dia-trung-hai-1611924.html