Di tích Quốc gia hơn 500 tuổi ở Hà Tĩnh xuống cấp

Nhiều hạng mục tại di tích Quốc gia mộ và đền thờ Nguyễn Tuấn Thiện tại thôn Ninh Xá, xã Sơn Ninh (Hương Sơn - Hà Tĩnh) đang xuống cấp, hư hỏng cần được sửa sang, tôn tạo.

Di tích mộ và đền thờ Nguyễn Tuấn Thiện được xây dựng vào năm 1494 sau khi công thần khai quốc Nguyễn Tuấn Thiện mất. Theo sử sách ghi lại, Nguyễn Tuấn Thiện (SN 1401 - 1494) quê ở làng Phúc Đậu, xã Phúc Dương cũ, nay là xã Kim Hoa (Hương Sơn). Thuở niên thiếu, ông theo giúp vua Lê đánh giặc Minh, với tài thao lược và lòng dũng cảm của mình, Nguyễn Tuấn Thiện đã cùng với Lê Lợi, Nguyễn Trãi và các tướng lĩnh Lam Sơn hoàn thành sứ mệnh vẻ vang quét sạch quân thù đem lại nền độc lập cho đất nước.

Di tích mộ và đền thờ Nguyễn Tuấn Thiện được xây dựng vào năm 1494 sau khi công thần khai quốc Nguyễn Tuấn Thiện mất. Theo sử sách ghi lại, Nguyễn Tuấn Thiện (SN 1401 - 1494) quê ở làng Phúc Đậu, xã Phúc Dương cũ, nay là xã Kim Hoa (Hương Sơn). Thuở niên thiếu, ông theo giúp vua Lê đánh giặc Minh, với tài thao lược và lòng dũng cảm của mình, Nguyễn Tuấn Thiện đã cùng với Lê Lợi, Nguyễn Trãi và các tướng lĩnh Lam Sơn hoàn thành sứ mệnh vẻ vang quét sạch quân thù đem lại nền độc lập cho đất nước.

Nhờ tài năng và công lao đánh giặc, khi xét công, định thưởng, Nguyễn Tuấn Thiện được vua xếp vào hàng Công thần khai quốc, được ban quốc tính Lê Thiện và được phong chức Đô Tổng quản phó Nguyên Soái. Năm 1494, sau khi ông mất, Nhân dân địa phương đã mai táng và lập miếu thờ tự trên ngọn đồi Kim Quy của làng Ninh Xá - nơi ông xin cáo quan trở về quê sinh sống (nay là thôn Ninh Xá, xã Sơn Ninh). Năm 1994, mộ và đền thờ Nguyễn Tuấn Thiện được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích Quốc gia, nhằm ghi nhớ công lao to lớn của ông trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược.

Nhờ tài năng và công lao đánh giặc, khi xét công, định thưởng, Nguyễn Tuấn Thiện được vua xếp vào hàng Công thần khai quốc, được ban quốc tính Lê Thiện và được phong chức Đô Tổng quản phó Nguyên Soái. Năm 1494, sau khi ông mất, Nhân dân địa phương đã mai táng và lập miếu thờ tự trên ngọn đồi Kim Quy của làng Ninh Xá - nơi ông xin cáo quan trở về quê sinh sống (nay là thôn Ninh Xá, xã Sơn Ninh). Năm 1994, mộ và đền thờ Nguyễn Tuấn Thiện được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích Quốc gia, nhằm ghi nhớ công lao to lớn của ông trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược.

Tuy nhiên, trải qua hơn 500 năm tồn tại cùng những biến cố thăng trầm của lịch sử, hiện nay, nhiều hạng mục của di tích đang bị xuống cấp cần được kịp thời tu bổ và tôn tạo kịp thời. (Ảnh: Nhà chính điện - nơi thờ Công thần khai quốc Nguyễn Tuấn Thiện).

Tuy nhiên, trải qua hơn 500 năm tồn tại cùng những biến cố thăng trầm của lịch sử, hiện nay, nhiều hạng mục của di tích đang bị xuống cấp cần được kịp thời tu bổ và tôn tạo kịp thời. (Ảnh: Nhà chính điện - nơi thờ Công thần khai quốc Nguyễn Tuấn Thiện).

Bậc tam cấp dẫn lên nhà chính điện bị bong gạch.

Bậc tam cấp dẫn lên nhà chính điện bị bong gạch.

Ông Nguyễn Văn Luận (SN 1961) - Tổ trưởng tổ bảo vệ của Ban Quản lý khu di tích mộ và đền thờ Nguyễn Tuấn Thiện cho biết: “Hiện nay, hạng mục nhà tiếp khách trong khuôn viên đã xuống cấp nghiêm trọng, mái nhà đã bị dột nhiều chỗ và các cột gỗ cũng đã bị mối mọt, có thể sập đổ bất cứ khi nào nếu không được tu sửa kịp thời”.

Ông Nguyễn Văn Luận (SN 1961) - Tổ trưởng tổ bảo vệ của Ban Quản lý khu di tích mộ và đền thờ Nguyễn Tuấn Thiện cho biết: “Hiện nay, hạng mục nhà tiếp khách trong khuôn viên đã xuống cấp nghiêm trọng, mái nhà đã bị dột nhiều chỗ và các cột gỗ cũng đã bị mối mọt, có thể sập đổ bất cứ khi nào nếu không được tu sửa kịp thời”.

Do mái nhà khách hư hỏng, bị dột khi mưa nên chiếc kiệu có tuổi đời hơn 500 tuổi cũng dần bị mối mọt, hư hỏng

Do mái nhà khách hư hỏng, bị dột khi mưa nên chiếc kiệu có tuổi đời hơn 500 tuổi cũng dần bị mối mọt, hư hỏng

Cửa vào nhà khách đã bị hỏng từ nhiều năm nay.

Cửa vào nhà khách đã bị hỏng từ nhiều năm nay.

Ông Nguyễn Quốc Toản (SN 1948) - Phó Trưởng ban quản lý di tích cho biết: “Các hạng mục tại di tích đã xuống cấp từ hàng chục năm nay, nhưng với nguồn kinh phí hạn hẹp thì chúng tôi chỉ có thể sửa sang lại từng hạng mục theo kiểu "chắp vá". Năm 2012, phần cổng vào và hai gian nhà thờ chính đã được tôn tạo lại, nhưng nhiều hạng mục khác như: nhà khách, nhà sinh hoạt chung, bờ tường... đã bị xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa có kinh phí nâng cấp”.

Ông Nguyễn Quốc Toản (SN 1948) - Phó Trưởng ban quản lý di tích cho biết: “Các hạng mục tại di tích đã xuống cấp từ hàng chục năm nay, nhưng với nguồn kinh phí hạn hẹp thì chúng tôi chỉ có thể sửa sang lại từng hạng mục theo kiểu "chắp vá". Năm 2012, phần cổng vào và hai gian nhà thờ chính đã được tôn tạo lại, nhưng nhiều hạng mục khác như: nhà khách, nhà sinh hoạt chung, bờ tường... đã bị xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa có kinh phí nâng cấp”.

Cạnh khu mộ, các chồng ngói được sắp ngổn ngang, cây dại mọc che kín.

Cạnh khu mộ, các chồng ngói được sắp ngổn ngang, cây dại mọc che kín.

Phần tường rào bao quanh nhiều đoạn bị đổ gãy, xuống cấp.

Phần tường rào bao quanh nhiều đoạn bị đổ gãy, xuống cấp.

Di tích Quốc gia mộ và đền thờ Nguyễn Tuấn Thiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiềm thức của người dân địa phương xã Sơn Ninh. Trải qua hơn 500 năm, nhiều hạng mục của di tích đã xuống cấp mạnh, đây là một điều đáng tiếc. Vì vậy, việc trùng tu, tôn tạo di tích là điều cấp thiết, thể hiện tâm tư, nguyện vọng của người dân.

Tuy nhiên, vì nguồn lực hạn chế nên địa phương không đủ kinh phí để tôn tạo lại được toàn bộ khu di tích. Chúng tôi rất mong sớm nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành chức năng để sớm có thể trùng tu, tôn tạo lại các hạng mục đã xuống cấp.

Chủ tịch UBND xã Sơn Ninh Nguyễn Xuân Huy

Đức Quân

Nguồn Hà Tĩnh: https://baohatinh.vn/ban-doc-viet/di-tich-quoc-gia-hon-500-tuoi-o-ha-tinh-xuong-cap/229698.htm