Đi tìm 'hậu bối' của cường kích Su-25 đã gần 50 năm tuổi

Được ra đời trong chiến tranh Lạnh, giống như cường kích A-10 của Mỹ, Su-25 của Liên Xô là máy bay chiến đấu cánh bằng, hỗ trợ hỏa lực trực tiếp cho lực lượng chiến đấu mặt đất từ trên không.

 Cường kích Su-25 Frogfoot, được gọi là Grach hoặc “Rook” bởi các phi công Nga, là một trong những máy bay có thể không được trang bị nhiều công nghệ hiện đại, nhưng lại được trang bị rộng rãi trên toàn thế giới, bởi vì nó cung cấp rất hiệu quả hỏa lực, cho các lực lượng chiến đấu mặt đất.

Cường kích Su-25 Frogfoot, được gọi là Grach hoặc “Rook” bởi các phi công Nga, là một trong những máy bay có thể không được trang bị nhiều công nghệ hiện đại, nhưng lại được trang bị rộng rãi trên toàn thế giới, bởi vì nó cung cấp rất hiệu quả hỏa lực, cho các lực lượng chiến đấu mặt đất.

Cùng phân khúc và cùng thời với Su-25 là cường kích A-10 Thunderbolt II của Mỹ. Nhưng trong khi Không quân Mỹ muốn cho A-10 loại biên bắt đầu từ năm 2022, nhưng Su-25 vẫn đang được nâng cấp để đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại và chờ loại chiến đấu cơ mới thay thế nó.

Cùng phân khúc và cùng thời với Su-25 là cường kích A-10 Thunderbolt II của Mỹ. Nhưng trong khi Không quân Mỹ muốn cho A-10 loại biên bắt đầu từ năm 2022, nhưng Su-25 vẫn đang được nâng cấp để đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại và chờ loại chiến đấu cơ mới thay thế nó.

Yêu cầu về một loại máy bay hỗ trợ hỏa lực trực tiếp cánh bằng, cho lực lượng chiến đấu mặt đất, đã được lãnh đạo Quân đội Liên Xô nung nấu từ lâu. Những chiếc cường kích Su-25 đầu tiên được đưa vào sản xuất vào năm 1978 tại một nhà máy ở Tbilisi (Grudia). Khi đó A-10 Thunderbolt của Mỹ cũng bắt đầu đi vào hoạt động.

Yêu cầu về một loại máy bay hỗ trợ hỏa lực trực tiếp cánh bằng, cho lực lượng chiến đấu mặt đất, đã được lãnh đạo Quân đội Liên Xô nung nấu từ lâu. Những chiếc cường kích Su-25 đầu tiên được đưa vào sản xuất vào năm 1978 tại một nhà máy ở Tbilisi (Grudia). Khi đó A-10 Thunderbolt của Mỹ cũng bắt đầu đi vào hoạt động.

Nhiệm vụ của Su-25 là chi viện hỏa lực trực tiếp từ trên không, tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép của đối phương. Như vậy cường kích cơ Su-25 sẽ phải bay thấp và chậm, để quan sát tình hình chiến trường và có thể bay với thời gian dài trên khu vực mục tiêu, sẵn sàng chi viện hỏa lực theo yêu cầu của các phân đội chiến đấu mặt đất.

Nhiệm vụ của Su-25 là chi viện hỏa lực trực tiếp từ trên không, tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép của đối phương. Như vậy cường kích cơ Su-25 sẽ phải bay thấp và chậm, để quan sát tình hình chiến trường và có thể bay với thời gian dài trên khu vực mục tiêu, sẵn sàng chi viện hỏa lực theo yêu cầu của các phân đội chiến đấu mặt đất.

Bay thấp cũng sẽ giúp Su-25 tránh được tất cả các tên lửa phòng không tầm xa nguy hiểm, nhưng lại đặt nó trước mối đe dọa của các hệ thống phòng không tầm thấp. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho máy bay và nhất là phi công, buồng lái, bình nhiên liệu và động cơ của Su-25 được bọc giáp titan mỏng; có thể chống được đạn đến 23mm.

Bay thấp cũng sẽ giúp Su-25 tránh được tất cả các tên lửa phòng không tầm xa nguy hiểm, nhưng lại đặt nó trước mối đe dọa của các hệ thống phòng không tầm thấp. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho máy bay và nhất là phi công, buồng lái, bình nhiên liệu và động cơ của Su-25 được bọc giáp titan mỏng; có thể chống được đạn đến 23mm.

Mặc dù có những điểm tương đồng với A-10, nhưng Su-25 nhỏ hơn và nhẹ hơn, đồng thời có tốc độ tối đa nhanh hơn 50% so với máy bay cường kích A-10. Tuy nhiên Su-25 có tầm bay và thời gian bay ngắn hơn, chỉ có thể mang tải trọng tối đa 4.000 kg vũ khí, trong khi A-10 mang được 8.000 kg vũ khí.

Mặc dù có những điểm tương đồng với A-10, nhưng Su-25 nhỏ hơn và nhẹ hơn, đồng thời có tốc độ tối đa nhanh hơn 50% so với máy bay cường kích A-10. Tuy nhiên Su-25 có tầm bay và thời gian bay ngắn hơn, chỉ có thể mang tải trọng tối đa 4.000 kg vũ khí, trong khi A-10 mang được 8.000 kg vũ khí.

Quan trọng hơn, các loại vũ khí của hai loại máy bay mang theo thường khác nhau. Vũ khí chủ lực của A-10 là các loại vũ khí dẫn đường chính xác, đặc biệt là tên lửa chống tăng Maverick, cùng khẩu pháo GAU-8 bắn nhanh, có uy lực khủng khiếp.

Quan trọng hơn, các loại vũ khí của hai loại máy bay mang theo thường khác nhau. Vũ khí chủ lực của A-10 là các loại vũ khí dẫn đường chính xác, đặc biệt là tên lửa chống tăng Maverick, cùng khẩu pháo GAU-8 bắn nhanh, có uy lực khủng khiếp.

Vũ khí của Su-25 thường bao gồm bom 250 hoặc 500 kg không điều khiển, bom chùm và rocket. Tên lửa có nhiều dạng khác nhau, từ 57 mm, 80 mm, đến 130 mm; thậm chí đến 240 mm hoặc 330 mm. Su-25 cũng có một pháo Gsh-30-2 30 mm dưới mũi, với cơ số đạn 260 viên; mặc dù nó không có tốc độ bắn nhanh như GAU-8.

Vũ khí của Su-25 thường bao gồm bom 250 hoặc 500 kg không điều khiển, bom chùm và rocket. Tên lửa có nhiều dạng khác nhau, từ 57 mm, 80 mm, đến 130 mm; thậm chí đến 240 mm hoặc 330 mm. Su-25 cũng có một pháo Gsh-30-2 30 mm dưới mũi, với cơ số đạn 260 viên; mặc dù nó không có tốc độ bắn nhanh như GAU-8.

Đầu mũi dưới của Su-25 có một thiết bị chỉ định mục tiêu laser, để dẫn đường cho tên lửa như Kh-25ML và Kh-29 sử dụng ở chiến trường Afghanistan để đánh phá các hang động kiên cố của lực lượng thánh chiến Mujahideen; có thể tấn công các mục tiêu cách xa đến 8km.

Đầu mũi dưới của Su-25 có một thiết bị chỉ định mục tiêu laser, để dẫn đường cho tên lửa như Kh-25ML và Kh-29 sử dụng ở chiến trường Afghanistan để đánh phá các hang động kiên cố của lực lượng thánh chiến Mujahideen; có thể tấn công các mục tiêu cách xa đến 8km.

Bom dẫn đường bằng laser KAB-250 cũng được trang bị trên Su-25 và bắt đầu được sử dụng ở Chechnya. Tuy nhiên, việc sử dụng những vũ khí như vậy là tương đối hiếm trên Su-25. Ví dụ, vũ khí dẫn đường chỉ chiếm 2% số bom, đạn được Không quân Nga sử dụng ở Chechnya.

Bom dẫn đường bằng laser KAB-250 cũng được trang bị trên Su-25 và bắt đầu được sử dụng ở Chechnya. Tuy nhiên, việc sử dụng những vũ khí như vậy là tương đối hiếm trên Su-25. Ví dụ, vũ khí dẫn đường chỉ chiếm 2% số bom, đạn được Không quân Nga sử dụng ở Chechnya.

Trong cuộc chiến tại Afghanistan, Su-25 thường phối hợp chiến đấu với trực thăng vũ trang Mi-24, để tiến công vào các lực lượng mujahedeen. Tuy nhiên, khi phiến quân Afghanistan được Mỹ trang bị tên lửa phòng không Stinger, Su-25 bắt đầu bị tổn thất và các phi công Liên Xô buộc phải bay cao hơn để tránh tên lửa Stinger. Tổng cộng, khoảng 15 chiếc Su-25 đã bị bắn rơi ở Afghanistan, đến khi Liên Xô rút quân.

Trong cuộc chiến tại Afghanistan, Su-25 thường phối hợp chiến đấu với trực thăng vũ trang Mi-24, để tiến công vào các lực lượng mujahedeen. Tuy nhiên, khi phiến quân Afghanistan được Mỹ trang bị tên lửa phòng không Stinger, Su-25 bắt đầu bị tổn thất và các phi công Liên Xô buộc phải bay cao hơn để tránh tên lửa Stinger. Tổng cộng, khoảng 15 chiếc Su-25 đã bị bắn rơi ở Afghanistan, đến khi Liên Xô rút quân.

Khi Liên Xô tan rã, Su-25 được chia cho không quân của tất cả các quốc gia kế thừa của Liên Xô; Su-25 của Không quân Nga đã hoạt động trở lại trong chiến dịch Chechnya từ năm 1994 đến 1995, đã thực hiện 5.300 lần xuất kích.

Khi Liên Xô tan rã, Su-25 được chia cho không quân của tất cả các quốc gia kế thừa của Liên Xô; Su-25 của Không quân Nga đã hoạt động trở lại trong chiến dịch Chechnya từ năm 1994 đến 1995, đã thực hiện 5.300 lần xuất kích.

Đã có một số dự án hiện đại hóa Su-25, bao gồm các dự án sản xuất nhỏ Su-25T và Su-25TM. Nhưng Không quân Nga cuối cùng đã lựa chọn Su-25SM hiện đại hóa vào đầu những năm 2000, và dùng cho tất cả số Su-25 còn trong biên chế.

Đã có một số dự án hiện đại hóa Su-25, bao gồm các dự án sản xuất nhỏ Su-25T và Su-25TM. Nhưng Không quân Nga cuối cùng đã lựa chọn Su-25SM hiện đại hóa vào đầu những năm 2000, và dùng cho tất cả số Su-25 còn trong biên chế.

Su-25SM được trang bị hệ thống định vị/ tấn công vệ tinh BARS mới, cho phép ngắm mục tiêu chính xác hơn, cũng như một loạt các thiết bị điện tử hàng không được cải tiến, như màn hình hiển thị thông báo tin tức (HUDS), bộ thu cảnh báo bằng radar…

Su-25SM được trang bị hệ thống định vị/ tấn công vệ tinh BARS mới, cho phép ngắm mục tiêu chính xác hơn, cũng như một loạt các thiết bị điện tử hàng không được cải tiến, như màn hình hiển thị thông báo tin tức (HUDS), bộ thu cảnh báo bằng radar…

Su-25SM sau khi nâng cấp, có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 và đã cải thiện khả năng ngắm mục tiêu tốt hơn cho bom dẫn đường bằng laser. Các cải tiến khác, giúp giảm yêu cầu bảo dưỡng và giảm trọng lượng máy bay.

Su-25SM sau khi nâng cấp, có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 và đã cải thiện khả năng ngắm mục tiêu tốt hơn cho bom dẫn đường bằng laser. Các cải tiến khác, giúp giảm yêu cầu bảo dưỡng và giảm trọng lượng máy bay.

Bản nâng cấp SM3 mới nhất, có thể phóng tên lửa chống radar Kh-58, cho phép Su-25 tiêu diệt hệ thống phòng không của đối phương; hệ thống đối phó điện tử Vitebsk, giúp Su-25SM có thể tăng khả năng sống sót trước cả tên lửa đất đối không dẫn đường bằng radar và không dẫn đường.

Bản nâng cấp SM3 mới nhất, có thể phóng tên lửa chống radar Kh-58, cho phép Su-25 tiêu diệt hệ thống phòng không của đối phương; hệ thống đối phó điện tử Vitebsk, giúp Su-25SM có thể tăng khả năng sống sót trước cả tên lửa đất đối không dẫn đường bằng radar và không dẫn đường.

Vào năm 2015, Nga đã triển khai hàng chục chiếc Su-25SM để hỗ trợ chính phủ Syria của Tổng thống Bashar al-Assad. Nhiều nhà phân tích quân sự cho rằng, trong số các máy bay tham gia chiến đấu tại chiến trường Syria, Su-25 là loại thích ứng tốt nhất cho vai trò yểm trợ trên không.

Vào năm 2015, Nga đã triển khai hàng chục chiếc Su-25SM để hỗ trợ chính phủ Syria của Tổng thống Bashar al-Assad. Nhiều nhà phân tích quân sự cho rằng, trong số các máy bay tham gia chiến đấu tại chiến trường Syria, Su-25 là loại thích ứng tốt nhất cho vai trò yểm trợ trên không.

Su-25SM đã thực hiện 1.600 phi vụ xuất kích tại chiến trường Syria, phóng hơn 6.000 quả rốc-két S-13, và các loại bom có và không có điều khiển. Số Su-25 của Không quân Nga đã khống chế thành công hành lang tiếp tế Azaz, chạy từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đến thành phố Aleppo, một đòn hiểm mà từ đó quân nổi dậy Syria không bao giờ phục hồi được.

Su-25SM đã thực hiện 1.600 phi vụ xuất kích tại chiến trường Syria, phóng hơn 6.000 quả rốc-két S-13, và các loại bom có và không có điều khiển. Số Su-25 của Không quân Nga đã khống chế thành công hành lang tiếp tế Azaz, chạy từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đến thành phố Aleppo, một đòn hiểm mà từ đó quân nổi dậy Syria không bao giờ phục hồi được.

Sau khi chiến trường Syria tạm yên, số Su-25 của Không quân Nga đã được rút đi và thay thế chúng bằng máy bay tiến công mặt đất Su-34 và trực thăng tấn công, để thực hiện các nhiệm vụ yểm trợ trên không chính xác hơn và mạo hiểm hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Sau khi chiến trường Syria tạm yên, số Su-25 của Không quân Nga đã được rút đi và thay thế chúng bằng máy bay tiến công mặt đất Su-34 và trực thăng tấn công, để thực hiện các nhiệm vụ yểm trợ trên không chính xác hơn và mạo hiểm hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Sức mạnh của cường kích cơ Su-25 - chiếc máy bay gần 50 năm tuổi tới nay vẫn reo rắc nỗi kinh hoàng cho mọi đối thủ. Nguồn: QQ.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/di-tim-hau-boi-cua-cuong-kich-su-25-da-gan-50-nam-tuoi-1577086.html