Địa phương nào nước ta được gọi là đất Thần Kinh?
Thoạt nghe có vẻ lạ lùng, tuy nhiên tên gọi của địa phương này liên quan đến việc xưa kia từng là cố đô nổi tiếng.
1. Địa phương nào nước ta được gọi là đất Thần Kinh?
Ninh Bình
Thanh Hóa
Nghệ An
Huế
Chính xác
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, biệt danh đất Thần Kinh của Huế có từ thời nhà Nguyễn. Tên gọi này được ghép bởi hai từ Hán – Việt là “kinh” trong “kinh đô” và “thần” trong “thần bí”.
Năm 1802, sau khi giành chiến thắng trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua và lấy niên hiệu Gia Long, đóng đô tại Huế. Ông là người khởi đầu cho triều đại nhà Nguyễn kéo dài 143 năm. Vì được chọn làm kinh đô trong thời gian dài, Huế hiện lưu giữ nhiều dấu tích của thời đại phong kiến Việt Nam, gồm các công trình nghệ thuật, văn hóa, phong tục và cả tín ngưỡng.
2. Nơi này có tên gọi khác là gì?
Quảng Nguyên
Thuận Hóa
Hoài Nhơn
Sơn Nam
Chính xác
Thuận Hóa và Phú Xuân là hai tên gọi phổ biến khác của Huế, gắn liền với quá trình lịch sử kéo dài hơn 7 thế kỷ.
Năm 1300, vua Chiêm Thành là Chế Mân dâng đất hai châu Ô và Lý cho Đại Việt (vùng đất từ Nam Quảng Trị đến Huế ngày nay). Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp quản và đổi tên thành châu Thuận và châu Hóa. Đến thời Hậu Lê, hai châu hợp thành Thuận Hóa và hoạt động như đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Dưới quyền cai trị của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, vùng đất này được gọi là Phú Xuân và dần đổi tên thành Huế. Hiện Huế là thành phố của tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích khoảng 265km2.
3. Ngoài nhà Nguyễn, triều đại nào từng đóng đô tại Huế?
Mạc
Lê
Tây Sơn
Hồ
Chính xác
Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, lập nên nhà Tây Sơn và đóng đô tại Huế. Ngay sau đó, ông tiến ra Bắc và tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm phạm bờ cõi theo lời thỉnh cầu của Lê Chiêu Thống.
Sự hình thành của nhà Tây Sơn cũng đánh dấu Đại Việt lần đầu thống nhất sau hàng trăm năm bị chia cắt bởi cuộc tranh giành quyền lực của các thế lực phong kiến Mạc – Trịnh – Nguyễn. Cũng trong thời gian này, vua Quang Trung cho xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô và có ý định dời kinh đô từ Huế về Nghệ An. Tuy nhiên, kế hoạch bị gián đoạn khi ông qua đời năm 1792.
4. Huế không còn là kinh đô của triều đại phong kiến Việt Nam từ năm nào?
1930
1945
1954
1975
Chính xác
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công trong bối cảnh Nhật đầu hàng quân Đồng Minh. Bảo Đại, vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn, chấp nhận thoái vị.
Chiều ngày 30/8, lễ thoái vị của vua Bảo Đại được tổ chức ở Ngọ Môn, Huế, trước sự chứng kiến của hàng vạn đồng bào. Buổi lễ đánh dấu thời điểm chấm dứt chế độ phong kiến ở Việt Nam và Huế không còn là kinh đô của cả nước.
5. Huế có bao nhiêu di sản được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới ?
3
4
5
6
Chính xác
Hiện tại, Huế có 5 di sản được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016).