Điểm chuẩn Trường Đại học Nội vụ Hà Nội năm 2024 mới nhất

Cập nhật điểm chuẩn Trường Đại học Nội vụ Hà Nội năm 2024 mới nhất, chính xác nhất. Mọi thông sẽ được cập nhật trên Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường để quý phụ huynh và các thí sinh tham khảo.

Điểm chuẩn Đại học Nội vụ Hà Nội năm 2024

*F5 để tiếp tục cập nhật...

Năm 2023, điểm chuẩn Trường Đại học Nội vụ Hà Nội dao động từ 18,75 đến 26,65 điểm. Trong đó, điểm chuẩn cao nhất là ngành Luật với tổ hợp xét tuyển C00, tương ứng 26,65 điểm. Ngành Lưu trữ học tổ hợp xét tuyển D01 có điểm chuẩn thấp nhất với 18,75 điểm.

Lưu ý tuyển sinh:

1.Đối tượng tuyển sinh

Tất cả thí sinh tính tới thời điểm xét tuyển, đã tốt nghiệp THPT

Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định

Không vi phạm pháp luật và trong thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự

2.Phạm vi tuyển sinh

Trong cả nước

3. Phương thức tuyển sinh

Các phương thức xét tuyển vào trường Đại học Nội Vụ Hà Nội năm 2022 bao gồm:

Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022

- Điều kiện xét tuyển:

+ Tốt nghiệp THPT

+ Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của trường Đại học Nội vụ Hà Nội công bố sau khi có kết quả thi THPT năm 2022.

Phương thức 2: Xét học bạ THPT

- Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022

- Điều kiện xét tuyển:

+ Tốt nghiệp THPT

+ Có tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển >= 18.0 (không có môn nào dưới 5.0)

Phương thức 3: Xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG

- Điều kiện xét tuyển

+ Tốt nghiệp THPT

+ Có tổng điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN từ 70 điểm hoặc của ĐHQGHCM từ 550 điểm trở lên.

Phương thức 4: Xét chứng chỉ tiếng Anh quốc tế

- Điều kiện xét tuyển:

+ Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS, TOEFL iBT, TOEFL ITP) tương đương 4.5 IELTS trở lên

+ Chứng chỉ còn hạn tính tới ngày 1/6/2022.

Phương thức 5. Xét tuyển thẳng

+ Theo quy định của Bộ GD&ĐT.

4. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT

Xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT:

Tốt nghiệp THPT;

Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường (trường công bố sau khi thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT).

Xét theo kết quả học tập THPT:

Tốt nghiệp THPT từ năm 2018 trở lại đây;

Tổng điểm của 3 môn học trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18.0 điểm trở lên (không có môn học nào dưới 5.0 điểm).

Xét tuyển thẳng:

Tốt nghiệp THPT năm 2021;

Đạt điều kiện xét tuyển thẳng của Trường. Cụ thể:

Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (năm học 2020-2021) hoặc thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia (năm học 2020-2021) dành cho học sinh THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và đã tốt nghiệp THPT;

Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh (năm học 2020-2021) hoặc thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh (năm học 2020-2021) và đã tốt nghiệp THPT;

Thí sinh là học sinh giỏi ở THPT (lớp 10, lớp 11, lớp 12) và đã tốt nghiệp THPT.

5. Tổ chức tuyển sinh

Tại Điều 6 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định về tổ chức tuyển sinh.

6. Chính sách ưu tiên

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non.

7. Học phí

Học phí dự kiến với sinh viên chính quy: 360.000đ/tín chỉ (riêng ngành Hệ thống thông tin: 395.000đ/tín chỉ).

8. Hồ sơ đăng kí xét tuyển

(a) Xét tuyển theo phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT

Xét tuyển đợt 1: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xét tuyển các đợt bổ sung (nếu có):

Phiếu xét tuyển (Mẫu 01- ĐKXT kèm theo);

Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT (bản sao có chứng thực);

Bằng tốt nghiệp hoặc giấy CNTN THPT tạm thời (bản sao có chứng thực);

Các giấy tờ chứng nhận ưu tiên (nếu có);

(b) Xét tuyển theo phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT

Phiếu xét tuyển (Mẫu 02 - ĐKXT kèm theo);

Học bạ THPT (bản sao có chứng thực);

Bằng tốt nghiệp hoặc giấy CNTN THPT tạm thời (bản sao có chứng thực);

Các giấy tờ chứng nhận ưu tiên (nếu có);

(c) Xét tuyển theo phương thức 3: Xét tuyển thẳng

Xét tuyển thẳng đối với thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc đạt giải nhất, nhì, ba trong Kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia và đã tốt nghiệp THPT: Hồ sơ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (phụ lục các môn xét tuyển thẳng kèm theo).

Xét tuyển thẳng đối với thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh hoặc thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh và đã tốt nghiệp THPT (phụ lục các môn xét tuyển thẳng kèm theo).

Phiếu xét tuyển (Mẫu 03-ĐKTT kèm theo).

Giấy CNTN THPT tạm thời (bản sao có chứng thực).

Giấy chứng nhận đạt giải (bản sao có chứng thực).

Xét tuyển thẳng đối với thí sinh là học sinh giỏi ở THPT (lớp 10, lớp 11, học kì I lớp 12) và đã tốt nghiệp THPT

Phiếu xét tuyển (Mẫu 04-ĐKTT kèm theo).

Giấy CNTN THPT tạm thời (bản sao có chứng thực).

Học bạ THPT (bản sao có chứng thực).

9. Lệ phí xét tuyển

Thí sinh nộp lệ phí trực tiếp tại trường hoặc chuyển khoản theo thông tin như sau:

Tên đơn vị thụ hưởng: Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Số tài khoản: 371401057679 tại Kho bạc Nhà nước

Địa chỉ: Số 36 đường Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

10. Thời gian đăng kí xét tuyển

Phương thức 1, 2: Đợt 1 nộp hồ sơ xét tuyển theo lịch của Bộ GD&ĐT.

Phương thức 3, 4: Từ sau ngày kết thúc thi THPT đến sau khi thí sinh được thông báo phúc khảo điểm thi tốt nghiệp THPT

Phương thức 5: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.

P.V

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/diem-chuan-truong-dai-hoc-noi-vu-ha-noi-nam-2024-moi-nhat-92093.html