Diêm dân Bạc Liêu khấp khởi hy vọng nghề làm muối phát triển từ 100 tỷ đồng hỗ trợ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ tỉnh Bạc Liêu triển khai dự án nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất muối với kinh phí hơn 100 tỷ đồng.

Nghề làm muối ở Bạc Liêu có trên 200 năm nay. Tỉnh này có trên 1.000ha muối đang bắt đầu thu hoạch. Trong đó, huyện Đông Hải là địa phương có diện tích muối lớn nhất tỉnh với 1.280ha, nổi tiếng thơm, ngon, chất lượng.

Nghề làm muối ở Bạc Liêu có trên 200 năm nay. Tỉnh này có trên 1.000ha muối đang bắt đầu thu hoạch. Trong đó, huyện Đông Hải là địa phương có diện tích muối lớn nhất tỉnh với 1.280ha, nổi tiếng thơm, ngon, chất lượng.

Năm 2020, "Nghề làm muối ở Bạc Liêu" được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Năm 2020, "Nghề làm muối ở Bạc Liêu" được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Làm đất là một trong những khâu quan trọng của nghề làm muối theo kiểu truyền thống. Cách đây 10 năm, chủ ruộng muối phải huy động rất đông nhân công để cải tạo đất mà không dùng đến máy móc.

Làm đất là một trong những khâu quan trọng của nghề làm muối theo kiểu truyền thống. Cách đây 10 năm, chủ ruộng muối phải huy động rất đông nhân công để cải tạo đất mà không dùng đến máy móc.

Ngày nay, chỉ cần một chiếc máy thế này khâu làm đất chất lượng hiệu quả hơn rất nhiều. Chiếc máy tự chế bằng máy nổ, chạy động cơ bốn thì, phía dưới kéo theo hai bánh lớn có chức năng dầm đất.

Ngày nay, chỉ cần một chiếc máy thế này khâu làm đất chất lượng hiệu quả hơn rất nhiều. Chiếc máy tự chế bằng máy nổ, chạy động cơ bốn thì, phía dưới kéo theo hai bánh lớn có chức năng dầm đất.

Thu hoạch muối áp dụng cơ giới hóa tại xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) đã giải phóng sức lao động rất lớn, tiết kiệm được chi phí sản xuất.

Thu hoạch muối áp dụng cơ giới hóa tại xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) đã giải phóng sức lao động rất lớn, tiết kiệm được chi phí sản xuất.

Những cánh đồng muối ở xa, người dân cho muối vào bao dùng xe gắn máy chở ra xe lớn.

Những cánh đồng muối ở xa, người dân cho muối vào bao dùng xe gắn máy chở ra xe lớn.

Ông Trần Công Khanh, xã viên thuộc HTX Doanh Điền (xã Điền Hải, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) chia sẻ, ông có hơn 25 năm làm nghề muối, việc làm muối ai làm cũng được, nhưng để duy trì lâu dài và cho năng suất cao thì không phải ai làm cũng được.

Ông Trần Công Khanh, xã viên thuộc HTX Doanh Điền (xã Điền Hải, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) chia sẻ, ông có hơn 25 năm làm nghề muối, việc làm muối ai làm cũng được, nhưng để duy trì lâu dài và cho năng suất cao thì không phải ai làm cũng được.

"Sản xuất muối hiện nay chủ yếu vẫn theo phương pháp phơi nước, còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, nên số ngày nắng, mưa trong năm nhiều hay ít có thất thường hay không là điều kiện quyết định đến sản lượng cũng như chất lượng hạt muối", ông Khanh chia sẻ.

"Sản xuất muối hiện nay chủ yếu vẫn theo phương pháp phơi nước, còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, nên số ngày nắng, mưa trong năm nhiều hay ít có thất thường hay không là điều kiện quyết định đến sản lượng cũng như chất lượng hạt muối", ông Khanh chia sẻ.

Ông Khanh cho rằng, nghề làm muối đòi hỏi diêm dân sự cần cù, chịu khó cùng những tri thức, kinh nghiệm sản xuất gắn với thiên nhiên. Mùa làm muối thường bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau.

Ông Khanh cho rằng, nghề làm muối đòi hỏi diêm dân sự cần cù, chịu khó cùng những tri thức, kinh nghiệm sản xuất gắn với thiên nhiên. Mùa làm muối thường bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau.

"Công đoạn đầu tiên của nghề làm muối là việc xử lý nền đất cho thật chặt, sạch, hạn chế tối đa nước biển thấm vào. Sau đó, tiếp tục đưa nước biển vào phơi khô để thêm độ rắn cho đất. Đến khi nền ruộng muối đạt yêu cầu mới đưa nước biển vào bên trong", ông Khanh chia sẻ thêm.

"Công đoạn đầu tiên của nghề làm muối là việc xử lý nền đất cho thật chặt, sạch, hạn chế tối đa nước biển thấm vào. Sau đó, tiếp tục đưa nước biển vào phơi khô để thêm độ rắn cho đất. Đến khi nền ruộng muối đạt yêu cầu mới đưa nước biển vào bên trong", ông Khanh chia sẻ thêm.

Còn ông Hồ Văn Chiến, Giám đốc HTX muối chất lượng cao Đông Hải cho biết, hiện nay, đã tìm được đối tác xuất khẩu muối sang Pháp, hy vọng thời gian tới hạt muối Bạc Liêu sẽ vươn xa.

Còn ông Hồ Văn Chiến, Giám đốc HTX muối chất lượng cao Đông Hải cho biết, hiện nay, đã tìm được đối tác xuất khẩu muối sang Pháp, hy vọng thời gian tới hạt muối Bạc Liêu sẽ vươn xa.

"Hiện nay, giá muối Bạc Liêu nằm khoảng 800 – 900 đồng/kg, nếu giá muối đạt mốc từ 1.000 đồng/kg trở lên thì diêm dân làm nghề muối sẽ có lãi ổn định. Việc áp dụng cơ giới hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật, trải bạt trong làm muối, giúp giảm chi phí đầu vào, tiết kiệm nhân công, chất lượng hạt muối làm ra được tốt hơn, thu hoạch cho năng suất và lợi nhuận rất cao", ông Chiến cho hay.

"Hiện nay, giá muối Bạc Liêu nằm khoảng 800 – 900 đồng/kg, nếu giá muối đạt mốc từ 1.000 đồng/kg trở lên thì diêm dân làm nghề muối sẽ có lãi ổn định. Việc áp dụng cơ giới hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật, trải bạt trong làm muối, giúp giảm chi phí đầu vào, tiết kiệm nhân công, chất lượng hạt muối làm ra được tốt hơn, thu hoạch cho năng suất và lợi nhuận rất cao", ông Chiến cho hay.

Ông Hồ Thanh Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Đông Hải cho biết, năm 2020, khi được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, nghề làm muối được Trung ương và tỉnh rất quan tâm.

Ông Hồ Thanh Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Đông Hải cho biết, năm 2020, khi được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, nghề làm muối được Trung ương và tỉnh rất quan tâm.

"Đặc biệt là việc hỗ trợ cho huyện tổng kinh phí 100 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng đồng muối chất lượng cao, sản xuất muối theo cách cơ giới hóa và sản xuất hiện đại như trải bạt, với kỳ vọng dự án này sẽ tạo cho diêm dân an tâm sản xuất muối trong thời gian tới", ông Tuấn thông tin.

"Đặc biệt là việc hỗ trợ cho huyện tổng kinh phí 100 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng đồng muối chất lượng cao, sản xuất muối theo cách cơ giới hóa và sản xuất hiện đại như trải bạt, với kỳ vọng dự án này sẽ tạo cho diêm dân an tâm sản xuất muối trong thời gian tới", ông Tuấn thông tin.

Nông dân được hưởng lợi

Ông Ngô Nguyên Phong, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết, Dự án nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất muối (giai đoạn 2021 – 2025) tại huyện Đông Hải, có tổng nguồn vốn hơn 100 tỷ đồng, do Bộ NN&PTNT hỗ trợ triển khai thực hiện.

"Dự án chủ yếu cải tạo, xây dựng mới hơn 15km đường giao thông và thay mới bốn cây cầu, phục vụ cho diện tích sản xuất muối hơn 1.300ha tại hai xã Điền Hải và Long Điền Đông của huyện Đông Hải", ông Phong cho hay.

Cũng theo ông Phong, các hộ dân nằm trong dự án sẽ được đầu tư điện, nâng cấp lộ, nạo vét thủy lợi; nâng cao hiệu quả và chất lượng muối, giúp diêm dân ứng dụng công nghệ để tăng năng suất muối.

Đồng thời, kêu gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến muối để xây dựng thương hiệu muối thực phẩm, muối dược liệu, quà tặng du lịch... xây dựng khu trưng bày muối, công cụ, phương tiện sản xuất muối và lịch sử hình thành ngành muối để kết nối du lịch.

"Hiện nay, đã lựa chọn được nhà thầu và nhà thầu đã được cho tạm ứng để triển khai các bước theo quy định. Theo kế hoạch dự án sẽ hoàn thành trong năm 2025.

Tuy nhiên, chủ đầu tư đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ dự án, cố gắng trong năm 2024 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng, nhằm tạo điều kiện cho diêm dân đi lại, thu hoạch muối được thuận lợi, vận chuyển máy móc dễ dàng", ông Phong thông tin thêm.

Gia Minh

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/diem-dan-bac-lieu-khap-khoi-hy-vong-nghe-lam-muoi-phat-trien-tu-100-ty-dong-ho-tro-192240310161953878.htm